ảnh : Khôi Việt |
Lan man chuyện cà phê..
Ngày xưa, gần
nhà hàng Thanh Bạch trên đường Lê Lợi. Có một tiệm với bảng hiệu nhỏ nhưng rất
nổi tiếng: cà phê J. Martin. Họ bán cà phê hột đã rang sẵn, và chỉ xay khi
khách đến mua. Chắc là của người Pháp để lại, vì hồi năm 60 những cơ sở thương
mại có tên Pháp đều của người Pháp. Tôi nghĩ thế. Bố tôi hay ghé qua mua một hoặc
hai lạng cà phê. Tôi vẫn nhớ đó là một người phụ nữ trung niên. Bà múc cà phê hột
đã rang màu nâu bóng, thơm phức trong một cái bình tròn và cân, xay cà phê trước
mặt khách hàng bằng cái cân bàn mặt kiếng, có cái kim chỉ sức nặng dài gần hai
gang tay. Hình như cà phê được rang mỗi ngày nên rất ngon. Vì khi đi ngang tiệm,
lúc nào cũng nghe mùi thơm cà phê bay thơm ngào ngạt. Thỉnh thoảng bố tôi cho
tôi uống cà phê với ông, cho dù mẹ hay cằn nhằn: nó còn trẻ uống cà phê mất ngủ
không tốt.
Tôi thích cà phê, và lớn lên, ghiền cà phê từ hồi đó. Tôi thích cái không khí của
sáng sớm tinh mơ, tại các quán cà phê bình dân đầu ngõ, hoặc bên đường, lúc còn
đang chong đèn. Các ông già trong bộ đồ bà ba trắng, hoặc đen, hoặc quần xà lỏn,
ngồi kiểu nước lụt trên những băng ghế. Đa số các quán bình dân đều dùng băng
ghế và bàn dài. Các ngài đều có chung một thói quen là đổ cà phê ra cái dĩa nhỏ
đựng ly cà phê rồi húp xì xụp. Tại cà phê nóng. Nhưng riết rồi đó là thói quen
rất phổ biến và đặc biệt của miền Nam. Cà phê pha bằng một túi vải nhỏ được kêu
cà phê vớ. Có nơi gọi là cà phê kho. Có lẽ cái "vớ" lọc cà phê đó thường
đi chung với cái siêu bằng đất mà người miền Nam dùng để sắc thuốc Bắc, lúc nào
cũng đặt trên lửa than riu riu cho nóng. Cà phê pha bằng filtre uống nguội ngắt,
mặc dù hương vị có thể thơm hơn. Cà phê "kho" có thể không ngon bằng
pha filtre vì cà phê đều có pha số lượng lớn cà phê Mít, tên khoa học là
Robusta, loại cà phê cho sản lượng cao, uống hơi chua, để giá thành rẻ, hợp với
số đông khách bình dân, nhưng qua cách "kho" cà phê có mùi rất đặc biệt,
và uống thật nóng,đến nỗi khi vào quân đội rồi, tôi vẫn có cái thú đi ra những
quán cà phê "vớ" trong làng xóm gần nơi đóng quân. Còn tối trời,
nhưng đã nghe nói chuyện râm ran, mùi cà phê thơm tỉnh người. Cũng ngồi kiểu nước
lụt, đổ cà phê ra dĩa uống, mấy ông bà già lúc đầu lạ lẫm còn liếc xéo, sau vài
lần ai cũng muốn gả con gái.
Ngoài những quán bình dân, còn những quán cà phê nhạc. Những quán này đều có tên như Hương Xưa, Làng Văn, Hầm Gió, v,v. Nơi đây là chỗ hẹn hò, hoặc ngồi giết thì giờ, hoặc gậm nhấm "Nỗi buồn thân phận" trước chiến tranh. Chỗ ngồi êm ái lịch sự hơn. Khung cảnh đẹp đẽ hơn. Và giá cả chắc chắn cũng đắt hơn.
Và tất cả các quán bình dân hay "quý tộc" của miền Nam hồi đó (từ miền Trung trở vào) đều giống nhau là không có cà phê độn như bây giờ.
Cà phê độn là gì? Đó là loại cà phê được trộn thêm vào đó bắp, đậu phộng, đậu nành. Bất cứ loại đậu gì, cốt để giảm thiểu số lượng cà phê thật sự hầu mang lại tiền lời gấp nhiều lần cho người làm ra nó, bán nó. Và số lượng chất độn đó gia tăng nhiều đến nỗi mới đây, có nhiều nơi sản xuất cà phê, nhưng trong đó hoàn toàn không có chút cà phê nào. Chỉ có đậu, phẩm màu công nghiệp và chất tạo mùi cà phê. Tức là khi uống cái chất đen kịt như vậy, chúng ta đã đưa vào trong cơ thể chúng ta một số lượng chất độc đáng kể. Mấy chi tiết này chúng ta đọc nhan nhản nơi báo điện tử trong nước bây giờ.
Cần nói thêm một chút, trước 75 không biết đến chữ "độn" và cũng không có cà phê độn bắp. Chỉ có cà phê ngon, hoặc dở, do cách rang xay mà thôi.
Mấy năm trước khi về thăm nhà. Tôi mang theo mấy bịch cà phê Starbucks vì không muốn phải đi uống thứ cà phê đáng sợ đó. Đồng thời cũng muốn cho mấy cậu em biết mùi vị cà phê Mỹ ra sao. Cà phê Mỹ giờ uống rất ngon, có lẽ họ không trộn nhiều cà phê Robusta trong sản phẩm của họ như trước. Starbucks chỉ dùng Arabica nên cà phê uống dịu và ngon.
Pha cà phê uống xong, không thấy cậu em nào nói tiếng khen ngon dở gì cả.
Mấy hôm sau hỏi cậu em, cà phê uống ngon không em?
Cậu trả lời uống cũng được!
Lúc ấy tôi hơi bất ngờ. Vì biết chắc đám em út quê nhà chỉ uống có cà phê độn bắp, đậu nành, hoặc có quỷ mới biết có gì trong đó.
Như vậy là cà phê của tôi dở. Tôi đã uống cà phê từ lúc chú còn nhỏ xíu! Không lẽ vị giác của tôi có vấn đề sai lạc? Chắc chắn không phải vậy.
Hôm sau mấy cậu em rủ đi uống cà phê. Phải nhìn nhận những quán cà phê ở Việt Nam tôi đã tới đều rất đẹp, trang trí công phu tráng lệ, nói theo ngôn ngữ bây giờ là "hoành tráng". Quán này cũng vậy. Là một căn nhà cổ với những cột gỗ lên nước đen bóng. Trong một khu vườn đẹp đẽ rất nên thơ. Có hòn non bộ và một hồ cá quá chừng đẹp.
Tôi gọi cà phê đen. Tôi chỉ uống đen từ khi biết nó. Cà phê màu đen một cách khác thường. Cũng nhắp thử một chút. Nó hơi có mùi cà phê, nhưng không có "vị" mà tôi quen thuộc bao năm nay.
Các cậu em uống cà phê vui vẻ thoải mái. Ly nào cũng uống cạn. Tôi nhắp một chút và không uống nổi. Chắc anh không quen uống cà phê Việt Nam?
-Cà phê pha đậm quá, anh quen uống hơi lợt một chút. Nhưng cà phê ở đây uống nghe "độn" rõ ràng, khó uống quá. Tôi nói.
Mấy cậu em cười xoà như thông cảm cho ông anh khó tính. Tụi em quen uống thứ cà phê này. Cà phê anh mang về uống lạt nhách!
Về lại Sài Gòn. Một người bạn lính cùng đơn vị ngày xưa dẫn tới một quán cà phê cũng yên tĩnh và đẹp như mơ. Quán Tre, Trúc gì đó không nhớ nữa. Già rồi hay sao mà chuyện gì cũng nhớ mài mại.
Kêu ly cà phê đá. Cũng cố nhưng không uống được bao nhiêu. Bạn hỏi: cà phê ở đây ngon có tiếng đó ông. Ông ở Mỹ lâu rồi nên không uống cà phê Việt Nam hả?
Tôi cười không trả lời. Mà cũng không biết nói sao. Cũng như các em tôi. Bạn của tôi đã quen ngồi trầm ngâm với những ly cà phê đen đặc quánh được làm bởi những nguyên liệu không hề biết xuất xứ ra sao. Nhưng họ vẫn thấy thơm ngon. Trong khi tôi nhìn thấy, cảm thấy đó không phải cà phê thuần tuý thì không nói ra được.
Họ vẫn ngồi. Vui vẻ hân hoan bên nhau, phì phèo thuốc lá. Bên cạnh ly cà phê chứa đầy những chất đáng ngờ. Có thể họ cũng biết điều đó. Nhưng cũng vẫn uống.
Còn những người khác, không chấp nhận cà phê "dởm" sẽ trở thành cô đơn khi kiếm cho mình một chỗ nào đó chỉ có cà phê "thật".
Có vẻ như sống lâu trong một môi trường nào. Con người trở thành thân quen với nó. Như đa số người uống cà phê biết nó đầy bắp. Thay vì cùng nhau tẩy chay những chỗ làm ra loại cà phê đó. Đi kiếm chỗ tốt để uống. Thì họ e ngại tốn tiền tốn sức. Và sợ rằng uống cà phê thiệt không ngon, thậm chí không chấp nhận cái mới, giống như không thích loại cà phê tôi mang về, cho dù biết rằng nó...nguyên chất.
Cứ để vậy, mặc kệ nó. Chẳng muốn thay đổi gì. Vẫn bình an vui vẻ thưởng thức những ly cà phê đầy "chất độc" thân quen. Vì vậy mà Việt Nam có câu "sống chung với lũ".
Có thể cũng đúng. Vì nhờ "lũ" mà vô số người dựa vào đó ăn nên làm ra, do vậy họ chẳng muốn thay đổi. Mà còn hãnh diện với những gì đang có. Quen thuộc không thể thiếu với những gì họ đang sống. Như đi biểu tình thì mang cờ đỏ đi để "tăng khí thế", mà không nghĩ rằng khi chính cái lá cờ đó đã xô đẩy họ tới đường cùng.
Vì vậy tôi chẳng muốn nói gì khi một người bạn khác kể những nơi ăn chơi, du hí ở Việt Nam, và kết luận: bên Mỹ tụi mày chẳng ăn chơi bằng Việt Nam đâu. Mày bên đó đi làm về ăn rồi ngủ không đi đâu, chứ đây cái gì cũng có. Tối nào tao cũng có độ. Tôi cũng không hỏi là độ gì. Chắc cũng chỉ nhậu nhẹt và gái. Tôi nghĩ thế.
Ngoài những quán bình dân, còn những quán cà phê nhạc. Những quán này đều có tên như Hương Xưa, Làng Văn, Hầm Gió, v,v. Nơi đây là chỗ hẹn hò, hoặc ngồi giết thì giờ, hoặc gậm nhấm "Nỗi buồn thân phận" trước chiến tranh. Chỗ ngồi êm ái lịch sự hơn. Khung cảnh đẹp đẽ hơn. Và giá cả chắc chắn cũng đắt hơn.
Và tất cả các quán bình dân hay "quý tộc" của miền Nam hồi đó (từ miền Trung trở vào) đều giống nhau là không có cà phê độn như bây giờ.
Cà phê độn là gì? Đó là loại cà phê được trộn thêm vào đó bắp, đậu phộng, đậu nành. Bất cứ loại đậu gì, cốt để giảm thiểu số lượng cà phê thật sự hầu mang lại tiền lời gấp nhiều lần cho người làm ra nó, bán nó. Và số lượng chất độn đó gia tăng nhiều đến nỗi mới đây, có nhiều nơi sản xuất cà phê, nhưng trong đó hoàn toàn không có chút cà phê nào. Chỉ có đậu, phẩm màu công nghiệp và chất tạo mùi cà phê. Tức là khi uống cái chất đen kịt như vậy, chúng ta đã đưa vào trong cơ thể chúng ta một số lượng chất độc đáng kể. Mấy chi tiết này chúng ta đọc nhan nhản nơi báo điện tử trong nước bây giờ.
Cần nói thêm một chút, trước 75 không biết đến chữ "độn" và cũng không có cà phê độn bắp. Chỉ có cà phê ngon, hoặc dở, do cách rang xay mà thôi.
Mấy năm trước khi về thăm nhà. Tôi mang theo mấy bịch cà phê Starbucks vì không muốn phải đi uống thứ cà phê đáng sợ đó. Đồng thời cũng muốn cho mấy cậu em biết mùi vị cà phê Mỹ ra sao. Cà phê Mỹ giờ uống rất ngon, có lẽ họ không trộn nhiều cà phê Robusta trong sản phẩm của họ như trước. Starbucks chỉ dùng Arabica nên cà phê uống dịu và ngon.
Pha cà phê uống xong, không thấy cậu em nào nói tiếng khen ngon dở gì cả.
Mấy hôm sau hỏi cậu em, cà phê uống ngon không em?
Cậu trả lời uống cũng được!
Lúc ấy tôi hơi bất ngờ. Vì biết chắc đám em út quê nhà chỉ uống có cà phê độn bắp, đậu nành, hoặc có quỷ mới biết có gì trong đó.
Như vậy là cà phê của tôi dở. Tôi đã uống cà phê từ lúc chú còn nhỏ xíu! Không lẽ vị giác của tôi có vấn đề sai lạc? Chắc chắn không phải vậy.
Hôm sau mấy cậu em rủ đi uống cà phê. Phải nhìn nhận những quán cà phê ở Việt Nam tôi đã tới đều rất đẹp, trang trí công phu tráng lệ, nói theo ngôn ngữ bây giờ là "hoành tráng". Quán này cũng vậy. Là một căn nhà cổ với những cột gỗ lên nước đen bóng. Trong một khu vườn đẹp đẽ rất nên thơ. Có hòn non bộ và một hồ cá quá chừng đẹp.
Tôi gọi cà phê đen. Tôi chỉ uống đen từ khi biết nó. Cà phê màu đen một cách khác thường. Cũng nhắp thử một chút. Nó hơi có mùi cà phê, nhưng không có "vị" mà tôi quen thuộc bao năm nay.
Các cậu em uống cà phê vui vẻ thoải mái. Ly nào cũng uống cạn. Tôi nhắp một chút và không uống nổi. Chắc anh không quen uống cà phê Việt Nam?
-Cà phê pha đậm quá, anh quen uống hơi lợt một chút. Nhưng cà phê ở đây uống nghe "độn" rõ ràng, khó uống quá. Tôi nói.
Mấy cậu em cười xoà như thông cảm cho ông anh khó tính. Tụi em quen uống thứ cà phê này. Cà phê anh mang về uống lạt nhách!
Về lại Sài Gòn. Một người bạn lính cùng đơn vị ngày xưa dẫn tới một quán cà phê cũng yên tĩnh và đẹp như mơ. Quán Tre, Trúc gì đó không nhớ nữa. Già rồi hay sao mà chuyện gì cũng nhớ mài mại.
Kêu ly cà phê đá. Cũng cố nhưng không uống được bao nhiêu. Bạn hỏi: cà phê ở đây ngon có tiếng đó ông. Ông ở Mỹ lâu rồi nên không uống cà phê Việt Nam hả?
Tôi cười không trả lời. Mà cũng không biết nói sao. Cũng như các em tôi. Bạn của tôi đã quen ngồi trầm ngâm với những ly cà phê đen đặc quánh được làm bởi những nguyên liệu không hề biết xuất xứ ra sao. Nhưng họ vẫn thấy thơm ngon. Trong khi tôi nhìn thấy, cảm thấy đó không phải cà phê thuần tuý thì không nói ra được.
Họ vẫn ngồi. Vui vẻ hân hoan bên nhau, phì phèo thuốc lá. Bên cạnh ly cà phê chứa đầy những chất đáng ngờ. Có thể họ cũng biết điều đó. Nhưng cũng vẫn uống.
Còn những người khác, không chấp nhận cà phê "dởm" sẽ trở thành cô đơn khi kiếm cho mình một chỗ nào đó chỉ có cà phê "thật".
Có vẻ như sống lâu trong một môi trường nào. Con người trở thành thân quen với nó. Như đa số người uống cà phê biết nó đầy bắp. Thay vì cùng nhau tẩy chay những chỗ làm ra loại cà phê đó. Đi kiếm chỗ tốt để uống. Thì họ e ngại tốn tiền tốn sức. Và sợ rằng uống cà phê thiệt không ngon, thậm chí không chấp nhận cái mới, giống như không thích loại cà phê tôi mang về, cho dù biết rằng nó...nguyên chất.
Cứ để vậy, mặc kệ nó. Chẳng muốn thay đổi gì. Vẫn bình an vui vẻ thưởng thức những ly cà phê đầy "chất độc" thân quen. Vì vậy mà Việt Nam có câu "sống chung với lũ".
Có thể cũng đúng. Vì nhờ "lũ" mà vô số người dựa vào đó ăn nên làm ra, do vậy họ chẳng muốn thay đổi. Mà còn hãnh diện với những gì đang có. Quen thuộc không thể thiếu với những gì họ đang sống. Như đi biểu tình thì mang cờ đỏ đi để "tăng khí thế", mà không nghĩ rằng khi chính cái lá cờ đó đã xô đẩy họ tới đường cùng.
Vì vậy tôi chẳng muốn nói gì khi một người bạn khác kể những nơi ăn chơi, du hí ở Việt Nam, và kết luận: bên Mỹ tụi mày chẳng ăn chơi bằng Việt Nam đâu. Mày bên đó đi làm về ăn rồi ngủ không đi đâu, chứ đây cái gì cũng có. Tối nào tao cũng có độ. Tôi cũng không hỏi là độ gì. Chắc cũng chỉ nhậu nhẹt và gái. Tôi nghĩ thế.
Bất ngờ lòng
thấy vui khi thấy gần đây, đã có những quán cà phê "xịn" với không
khí ca nhạc đẹp chất nghệ sĩ, qua Facebook thấy quảng cáo của vài khuôn mặt trẻ
rang xay cà phê nguyên chất, đóng bao đẹp đẽ xinh xắn, giống như chủ của nó.
Nhưng chắc cũng chỉ cho một số nhỏ những người có tiền.
Hy vọng ngày nào đó, sẽ không còn cà phê "dởm". Hình như quán cà phê ở Tây Ninh và Sài Gòn,có một điểm giống nhau, là họ để nhạc tình ca Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Từ Công Phụng,Trần Thiện Thanh v,v,v. Không nghe thấy nhạc "dởm".
Tôi vẫn còn hy vọng.
"Một khi ta chọn hy vọng , bất cứ điều gì cũng có thể "
(Christopher Reeves)
Hy vọng ngày nào đó, sẽ không còn cà phê "dởm". Hình như quán cà phê ở Tây Ninh và Sài Gòn,có một điểm giống nhau, là họ để nhạc tình ca Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Từ Công Phụng,Trần Thiện Thanh v,v,v. Không nghe thấy nhạc "dởm".
Tôi vẫn còn hy vọng.
"Một khi ta chọn hy vọng , bất cứ điều gì cũng có thể "
(Christopher Reeves)
Nguyễn Khôi
Việt
No comments:
Post a Comment