Tuesday, February 23, 2016


Fisherman’s Castle on Irish Bayou

Lâu đài của ngư dân trên Bayou Alien ( LA)  nằm dọc theo quốc lộ 11, giữa vùng đầm lầy mênh mông nước trước khi đến chiếc cầu Pontchartrain dài 7 miles được xây dựng bởi Simon Hubert Villemarette  (1981).
Ban đầu nó là một trại cá bị thiêu huỷ bởi một đám cháy lớn. Khi xây dựng lại, Villemarette không thích những kiểu lâu đài hình chữ nhật, vì vậy, ông xây dựng nó giống như những lâu đài thời Trung cổ, thế kỷ thứ 14. Bên trong lâu đài cũng được trang trí độc đáo ảnh hưởng thời Trung cổ, Knights, tượng, kiếm, cửa ra vào cổng lâu đài…
Dự định ban đầu, ‘ La Chateau Villemarette “ trong phân khu Ailen Bayou là điểm du lịch theo hội chợ Quốc tế tổ chức ở NO vào năm 1984 với quà lưu niệm, hình ảnh đặc biệt độc đáo của NO nhưng vì lâu đài nằm khá xa trung tâm, phương tiện di chuyển phải phụ thuộc vào xe bus, thuyền nên không được ưa chuộng.
Đây là lâu đài trắng nhỏ nằm dọc theo quốc lộ 11,mặt tiền độc đáo khơi mào trí tưởng tượng của những người khi lần đầu nhìn thấy nó. Ở đây  có thể nhìn thấy từ Interstate 10 East. Cấu trúc này cũng được gọi là "Fisherman của lâu đài Villemarette” Nó có 942 feet vuông không gian sống với hai phòng ngủ, một phòng tắm rưỡi  và một nhà bếp. Ở phía trên cùng của tháp pháo, người ta có thể thưởng thức tầm nhìn toàn cảnh của Ailen Bayou và đường chân trời New Orleans. Lâu đài tuy nhỏ nhưng rất xinh xắn, rất ấn tượng "Mỗi phần  xây dựng, mỗi chùm, mỗi mảnh đúc từ dưới lên trên được thực hiện một cách tốt nhất, hoàn hảo nhất theo kinh nghiệm của chính bản thân chủ nhân.
Có cáp thép suốt cấu trúc, mở rộng từ mái nhà đến các cơ sở cụ thể, và cọc sắt Nó có thể chịu đựng sức gió 140 dặm một giờ.. Nhờ những cấu trúc đặc biệt, nó đã sống sót sau cơn bão Katrina và Isaac, và chỉ một số sửa chữa nhỏ không đáng kể.
Khi Villemarette mất, lâu đài bán cho Charles Kuht ( 1995) .Charles nói “ Tôi không bao giờ nghĩ rằng, mình thực sự có một lâu đài như nhà nghỉ hưu” Ông  đang tìm kiếm nhà thầu có thể tân trang các lâu đài và có kế hoạch để có thể chuyển đổi nó thành những nét đặc biệt theo ý tưởng của ông..Và có lẽ bên trong, ông sẽ biến nó thành chiếc giường ngủ lớn với những bữa ăn sáng.( Thật sự khó hiểu, không hình dung được )




Tôi vẫn thường qua đó. trên đường 11 những khi đi về hướng Versaille. lâu đài trắng, rất xinh xắn làm tôi mỏi cổ mỗi khi xe chạy ngang qua. Quen thuộc đến nỗi, dù lâu đài cổ tích đó nằm khuất sâu  sau lùm cây to, tôi vẫn áng chừng để giảm bớt ga cho xe chậm lại.
Tôi tưởng tượng.Khi xưa, trên bờ thành kia, nàng công chúa thường đứng dựa chân cột, mắt hướng vô vọng chờ người yêu trở về từ chiến trận. Trong ánh hoàng hôn, gió ve vuốt trên mái tóc óng ả của nàng như thì thầm lời hối hả. Nàng đứng ở đó..từ hoàng hôn qua bình minh..
Ban đầu, tôi không nghĩ tên gọi của nó là Fisherman's castle, dù nằm trên bờ kinh mênh mông nước.Tôi cứ nghĩ, nơi đó, xưa kia chắc là pháo đài trong nội chiến Nam Bắc, và vị trí đó là tuyến đầu phòng thủ để bảo vệ NO, vì NO cách bờ hồ Pontchartrain chỉ gọn ghẽ vài miles đường chim bay. tôi lại tưởng tượng, sẽ có những hồn ma cô đơn ở đó, khi nàng công chúa rời khỏi nơi trú ẩn.Sau Katrina, dù nó không bị hư hại nhiều nhưng màu tường loang lỗ, một bên chóp lâu đài bung vỡ những mảnh mái, làm khi nhìn nó, tôi vừa thương, vừa rưng rưng niềm cảm xúc.
Vậy đó. Thất vọng biết bao khi nó chỉ là nơi ở của gia đình ông Villemarette và có lúc, ông muốn biến nó thành địa điểm du lịch. Người ta tìm thấy những nét đặc biệt gì nơi đó ? Dao, kiếm, cung tên,nỏ..để làm gì khi chính nó không là địa điểm từng mang dấu tích của thiên hùng ca? Hay như theo ông chủ mới, muốn biến nó thành một phòng ăn tiện nghi hơn. Phòng ăn sáng chẳng hạn ?
Mà tại sao tôi cứ phải thắc mắc về điều đó ? Tại sao tôi luôn muốn gán lên vẻ bên ngoài mỹ miều của nó, một câu chuyện đẹp đẽ, hào hùng, một thiên anh hùng ca diễm tuyệt rồi vu vơ trách cứ, vu vơ tiếc nuối ?
Dù vậy, khi nhìn lâu đài yêu kiều trong nắng chiều, nhìn bên kia kinh rạch với những cọc cây cắm thuyền đìu hiu, tôi vẫn yêu thích nó, như đã từng yêu nghìn trang truyện cổ tích.






No comments:

Post a Comment