Chuyên của hai cái mỏ
( Hữu Việt )
Tháng 19 năm 75
Cậu ấy hỏi tôi nhiều lần để xin lon sữa Guigoz mà tôi dùng để đựng đồ ăn như mấy củ khoai Mi, khoai Lang lúc đi làm rẫy. Cho dù nó còn mới, nhưng cái lon Guigoz ấy đối với tôi và những người bạn tù khác chẳng có một giá trị kinh tế tiền bạc nào ngoài việc dùng nó để đựng đồ ăn, nước uống. Trung, tên cậu ấy. Một trong số 4 vệ binh canh gác và dẫn chúng tôi đi "lao động". Tôi cũng có cảm tình với Trung. Vì dù là vệ binh, nhưng Trung nói chuyện với chúng tôi rất lịch sự, nếu không nói là lễ phép. Tôi chẳng tiếc gì, nhưng nếu cho đi thì tôi chẳng có gì đựng mấy củ khoai hay canh rau đi làm.
Đến một hôm. Tôi đành phải hỏi: sao chú cần cái lon đó dữ vậy? Anh chẳng tiếc gì đâu. Nhưng nếu cho chú thì anh chẳng có gì đựng đồ ăn cả. Cậu ta trả lời: em muốn xin anh để mang về cho bố em làm bình cắm hoa.
Câu trả lời ngoài sự tưởng tượng của tôi. Nó gây cho tôi sự xúc động tới nỗi tôi vội vàng đi chà rửa cái ống lon đó kỹ càng, và đưa cho cậu ta. Tôi không bao giờ có thể ngờ được rằng một vật bình thường của người miền Nam, lại quá giá trị với một người bộ đội miền Bắc như vậy.Từ ấy, tôi và bạn bè có một cái nhìn thương cảm hơn với họ. Đời sống dân miền Bắc chắc hẳn rất nghèo nàn lạc hậu. Hà có lẽ sinh trưởng ở miền quê.
Công việc chính ở trại này là chăm sóc một ruộng mía khá lớn. Cứ khoảng hai tuần là mười mấy thằng tù vác mía ra chợ Katum cách trại khoảng 2 cây số. Bán cho ai cũng chẳng rõ. Một hôm Trung nói với tôi: lúc nào đi với các anh vác mía ra chợ Ka Tum, em thế nào cũng uống một cốc cà phê đá, em nghe chúng nó nói cà phê đá ngon lắm.
Tôi hỏi: vậy chú chưa uống cà phê đá bao giờ sao?
Trung thú thật là cậu ấy chưa bao giờ được uống. Mới chỉ nghe bạn bè nói là ngon lắm mà thôi.
Rồi Trung cũng đã uống được ly cà phê đá mơ ước ngoài chợ Ka Tum. Chắc là ngon lắm đối với cậu ta. Nên có một hôm người vệ binh trong nhóm họ, xuống mượn tôi cái pha cà phê (mà em mang cho tôi trong lần thăm "chui" với một nửa ký cà phê, dân Bảo Lộc mà) Trung tất tả chạy đến gặp tôi:
Anh coi giùm em, sao cà phê uống nó chẳng ra sao cả.
Tôi vào trong lán của họ. Ba người vệ binh quây chung quanh ca cà phê, mặt mũi ngượng ngùng. Tôi cầm phin cà phê lên xem, hỏi xong mới biết là họ không lấy cái chặn cà phê ra, cứ để vậy rồi bỏ cà phê vào, sau đổ nước sôi, không thấy cà phê chảy xuống bèn quậy tùm lum. Nên nước cà phê đục ngầu, uông không được.
Đến một hôm. Tôi đành phải hỏi: sao chú cần cái lon đó dữ vậy? Anh chẳng tiếc gì đâu. Nhưng nếu cho chú thì anh chẳng có gì đựng đồ ăn cả. Cậu ta trả lời: em muốn xin anh để mang về cho bố em làm bình cắm hoa.
Câu trả lời ngoài sự tưởng tượng của tôi. Nó gây cho tôi sự xúc động tới nỗi tôi vội vàng đi chà rửa cái ống lon đó kỹ càng, và đưa cho cậu ta. Tôi không bao giờ có thể ngờ được rằng một vật bình thường của người miền Nam, lại quá giá trị với một người bộ đội miền Bắc như vậy.Từ ấy, tôi và bạn bè có một cái nhìn thương cảm hơn với họ. Đời sống dân miền Bắc chắc hẳn rất nghèo nàn lạc hậu. Hà có lẽ sinh trưởng ở miền quê.
Công việc chính ở trại này là chăm sóc một ruộng mía khá lớn. Cứ khoảng hai tuần là mười mấy thằng tù vác mía ra chợ Katum cách trại khoảng 2 cây số. Bán cho ai cũng chẳng rõ. Một hôm Trung nói với tôi: lúc nào đi với các anh vác mía ra chợ Ka Tum, em thế nào cũng uống một cốc cà phê đá, em nghe chúng nó nói cà phê đá ngon lắm.
Tôi hỏi: vậy chú chưa uống cà phê đá bao giờ sao?
Trung thú thật là cậu ấy chưa bao giờ được uống. Mới chỉ nghe bạn bè nói là ngon lắm mà thôi.
Rồi Trung cũng đã uống được ly cà phê đá mơ ước ngoài chợ Ka Tum. Chắc là ngon lắm đối với cậu ta. Nên có một hôm người vệ binh trong nhóm họ, xuống mượn tôi cái pha cà phê (mà em mang cho tôi trong lần thăm "chui" với một nửa ký cà phê, dân Bảo Lộc mà) Trung tất tả chạy đến gặp tôi:
Anh coi giùm em, sao cà phê uống nó chẳng ra sao cả.
Tôi vào trong lán của họ. Ba người vệ binh quây chung quanh ca cà phê, mặt mũi ngượng ngùng. Tôi cầm phin cà phê lên xem, hỏi xong mới biết là họ không lấy cái chặn cà phê ra, cứ để vậy rồi bỏ cà phê vào, sau đổ nước sôi, không thấy cà phê chảy xuống bèn quậy tùm lum. Nên nước cà phê đục ngầu, uông không được.
Năm 78 Tôi bị đưa xuống U Minh để làm ruộng cùng với một nhóm bạn tù. Tới đầu kinh 7 trời đã sập tối. Cả bọn được nghỉ lại trong một căn nhà, tôi nghĩ trước là vựa lúa của ai đó nay bỏ không. Khoảng chín hay mười giờ,có hai người mà tôi đoán là hai cha con tấp xuồng vào xin vệ binh cho nghỉ nhờ. Người cha chắc trẻ hơn tôi vài tuổi, nói năng cũng đàng hoàng chân thật. Anh nói vài tháng nữa bán mấy con "lợn" xong anh về Bắc thăm quê. Đi mấy năm rồi cũng nhớ nhà. Nếu thu xếp được đưa cha mẹ vào. Nghe nói quê em bây giờ "phất" lên lắm. Từ ngày nhà nước đào được hai cái mỏ, một cái mỏ "nen" với một cái mỏ sợi, xe cộ cứ vào chở "nen" với sợi ra ùn ùn.Tôi nghe mà không tin vào tai mình. Nên hỏi lại:
Anh nói hai cái mỏ gì?
Dạ mỏ "nen" với mỏ sợi anh. Để may quần áo đấy. Bây giờ quê em mặc toàn quần áo mới.
Tôi và mấy bạn tù nhìn nhau, không biết nói gì. Không phải dễ mà giải thích cho anh ta hiểu.Và chẳng hiểu ai đã nói với anh điều đó. Làm sao nói cho anh ta biết "len" và sợi chẳng dính dáng gì đến mỏ cả. Nó thuộc về bông vải và những con Cừu. Không phải đất đá, kim loại. Tôi chẳng nói gì thêm. Hai vệ binh canh gác chúng tôi tất nhiên cũng không thích tôi nói chuyện nhiều với người dân.
Anh nói hai cái mỏ gì?
Dạ mỏ "nen" với mỏ sợi anh. Để may quần áo đấy. Bây giờ quê em mặc toàn quần áo mới.
Tôi và mấy bạn tù nhìn nhau, không biết nói gì. Không phải dễ mà giải thích cho anh ta hiểu.Và chẳng hiểu ai đã nói với anh điều đó. Làm sao nói cho anh ta biết "len" và sợi chẳng dính dáng gì đến mỏ cả. Nó thuộc về bông vải và những con Cừu. Không phải đất đá, kim loại. Tôi chẳng nói gì thêm. Hai vệ binh canh gác chúng tôi tất nhiên cũng không thích tôi nói chuyện nhiều với người dân.
Căn nhà chúng tôi dựng lên sát bờ kinh 7. Cách đó vài chục bước chân là một kho lúa được canh giữ bởi một bộ đội người Hoa Chợ Lớn. Không hiểu sao là người Hoa mà lại phải đi bộ đội. Chỉ biết là hắn "trúng tuyển" đi năm 76. Tánh hiền hậu thật thà, tất nhiên là nói tiếng Việt cũng rành y như những người Tàu xưa tôi đã gặp. Tên là Tăng Tô Hà. Bây giờ nhớ lại thấy giống như tên của mấy diễn viên Hồng Kông.
Một hôm Hà nói với tôi: Hôm qua thằng thượng úy sinh hoạt chi bộ. "Nó" nói mình được Liên Xô viện trợ cho một loại máy bay rất hiện đại. Bắn ra một thứ đạn trúng máy bay địch nhưng chỉ dính vào thôi. Khi trở về sân bay nó sẽ nổ, thế là nổ dây chuyền hết một sân bay địch thật dễ dàng.
Tôi phì cười hỏi: vậy ông nghĩ sao.
Hà cười ngoác miệng, nhỏ giọng thì thào: Mẹ. Đạn mà làm như kẹo cao su. Tôi đâu có ngu.
Mấy câu chuyện đó theo ám ảnh tôi nhiều năm trời. Tại sao một con người có thể nghĩ rằng vải sợi họ mặc trên người lại nằm trong mỏ, giống như mỏ kẽm, đồng, than, v,v. Tại sao lại nói những điều lừa dối với những người lính của mình. Hay anh thượng úy kia cũng không biết rằng "chính anh ta bị cấp trên lừa dối mà không biết.
Và chế độ lừa dối ấy đã vô cùng thành công khi kéo đất nước này lùi lại năm bẩy chục năm.
No comments:
Post a Comment