Tháng Tư.
75. Bữa tiệc của bầy kên kên
Vẫn chưa tin là mình mất nước.
26.tháng 4.75.
Rời khỏi căn nhà
nhỏ ở ngã tư Hàng Xanh,chạy xe trong thành phố giữa bầu không khí ngột ngạt, thê lương mang dáng dấp tử thần và hơi thuốc súng. Sài gòn , những ngày gần cuối tháng tư, bầu
trời xám xịt u ám với từng lớp mây hình thù quái dị chực nuốt chửng những phận đời dân tôi khốn khổ, như báo hiệu cửa địa ngục sắp mở,và chúng tôi chờ được gọi tên.
Mắt tôi cộm cay như vừa va vập vào bức tường đầy cát đá.
Mắt tôi cộm cay như vừa va vập vào bức tường đầy cát đá.
Mặt đường như rạn nứt
dưới vòng bánh xe .
Quốc lộ một, đạn pháo liên hồi từ Củ Chi đếnTrảng Bàng,
Những người chạy từ
Tây Ninh, Gò Dầu Hạ về thành phố cho biết, miệt đó cũng đang bị pháo kích dữ
dội. Hai bên đường đôi chỗ sườn nhà cháy nham nhở,
chỗ trơ cột gỗ còn ngún khói. Lửa, khói nghi ngút trên những cánh rừng thưa. Xe đò vẫn chạy,vẫn rước khách. Người ta bám càng, bám hông, chen chúc trên mui
xe. Họ tìm đường sống trong hoang mang,tuyệt vọng
Hai bên đường, đạn vẫn
tiếp tục bắn phá.
Gió xé da, xát
muối. Nắng quái tháng Tư quật rát mặt, ép dính hai bên tóc bê bết những
giọt mồ hôi lẫn nước mắt.Đôi khi, có những trái đạn nổ quá gần đường nhựa. Hơi ép làm tôi lồng ngực
của tôi ran rát nóng. Phải há to miệng lấy hơi tôi mới thở được.
Tôi nghĩ là mình sẽ
chết.
Mình sẽ chết ra sao ?
Thịt da tung tóe. Có kịp để biết cảm giác đau đớn ? Nhưng, xin Thượng đế hãy
cho tôi được gặp anh, cho tôi được nhìn tận mắt, ít ra, anh còn sống sau trận
chiến tàn khốc, dù rằng, chúng tôi là những kẻ thua trận.
Không hiểu, xui khiến làm sao, tôi cũng đến được vùng anh đang đóng quân.
Lộc Giang. Nơi hậu trạm.
Người lính gọi máy. Nửa tiếng sau, một viên trung úy trẻ của đại đội chỉ huy chở tôi tới chỗ của anh. Người lính nói
“ Đêm qua cha con ông ấy phải đào hố nằm lại, tụi nó pháo dữ quá. Tại chị
lỡ lên đây rồi nên Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng mới cho chị vô đó. Mà chị lên làm
chi ở chỗ đánh nhau nguy hiểm như vầy . Đó, chị nghe chưa, tụi nó đang rót pháo liên hồi kìa. Chị biết mà. Súng đạn đâu né mình.”
Đơn vị anh đang chuẩn
bị đợt tấn công mới để tái chiếm lại xã Lộc Giang. Khắp nơi đạn pháo nổ kinh hoàng. Khói bụi mù mịt. Mấy người lính nói pháo
binh 155 đặt tại sân banh bị pháo trúng nên giờ đơn vị của anh chỉ tham chiến
bằng hỏa lực cơ hữu. Pháo từ phía rừng Bời Lời, từ Đức Huệ bắn qua liên hồi. Vừa thấy tôi, anh vội kéo tôi nhảy
xuống hố cá nhân. Người lính mang máy truyền tin gửi về phía tôi mắt nhìn lo âu
lẫn mệt mỏi.
Cõi lòng tôi bây giờ cũng
trĩu nặng hoang mang, cả sợ hãi. Tôi nói với anh:
”Sắp mất nước rồi, anh
à. Sài Gòn người ta đi nhiều lắm. Anh về đi, anh”
Anh nhìn tôi. Và nhìn về phía những trung đội của anh đang bố trí xung quanh .
Đôi mắt của anh, lúc ấy, vừa
cương quyết vừa dữ dội.
Ánh mắt chấp nhận cái chết. Chấp nhận hủy diệt.
Con đường bước lui
không xa lắm. Chỉ băng qua giao thông hào, nối tiếp một con đường đất nhỏ là đầu xóm
nhà dân. Xe của tôi đang gửi ở đó. anh có thể cùng tôi, quay lại.
Ở phía sau là gia đình
của anh. Vợ và hai con.
Là con đường ra biển.
Anh chọn con đường
phía trước.
26 tháng Tư năm 75.
Đó là giây phút cuối cùng
chúng tôi được ngồi cạnh bên, nắm tay nhau, ráng níu cùng nhau, hơi thở thoi
thóp của Tự Do.
Và anh. Trả giá cho sự
lựa chọn đó bằng bảy năm tù và bằng cái chết của con trai chúng tôi.
Anh và đồng đội đã
chiến đấu đến giờ phút cuối cùng của ngày 30 tháng 4. Họ chiến đấu trong tuyệt
vọng, bởi họ biết, từng phần của miền Nam đã rơi vào tay Cộng sản từ nhiều ngày trước.
Đôi khi tôi tự hỏi. Mình
có thật sự hãnh diện với điều đó hay không .Cái giá phải trả quá đắt .Vì, cuối cùng chúng tôi cũng vẫn là những kẻ vô Tổ
Quốc.
Năm tháng, vết thương
tuy đã thành sẹo nhưng nỗi đau vẫn âm ỉ, nhức nhối. Nó gom đủ mọi trạng
thái: Hào hùng. Bi tráng. Đau đớn. Hãnh diện.Căm thù
Và chúng tôi, luôn mang trong lòng một trái tim đau, một nỗi tủi
nhục và mãi mãi, sống cùng nó trong suốt phần đời còn lại của mình.
Tù binh.
Từ tháng 4. 75.. cho đến tận bây giờ (dù chúng tôi đã quá già theo thời gian) mỗi năm, như một vết
thương tự động nhức nhối
theo mùa, như mảnh đạn
đâu đó nằm trong lồng ngực.
Tháng tư, Nó cựa mình, thống
thiết gọi tên, gợi lên nỗi mất mát mà mỗi thời khắc đến
đi, nỗi căm giận, nỗi tủi nhục trong
chúng tôi đậm đặc hơn,
đau đớn hơn.
Tựa như
bìa giấy
cũ lâu ngày thấm sũng nỗi buồn.
Tôi
thật không nhớ rõ, cảm giác của ngày hôm ấy. Nhưng thỉnh thoảng trong giấc
ngủ tôi vẫn mơ thấy mình điên cuồng chạy xô giạt gió. Tôi hoang mang. Tôi sợ
hãi, và khung cảnh xung quanh y hệt như ngày nào, tôi chạy xe từ Sài Gòn về
Trảng Bàng tìm anh.
Vòng
bánh xe hối hả ngấu nghiến
theo đầu óc lơ mơ, tôi thật sự không biết tìm anh ở đâu. Hai bên đường mù
mịt khói đạn pháo kích.Rừng thưa ngún cháy bắn những tia lửa sẫm mầu tang tóc.
Nhà
cháy đen trơ nền gạch, trơ hàng cột đen xì như thân người chết cháy.
Hai
bên đường, người người gồng gánh con thơ,túi bị, thùng xiểng. Người chạy
lên. Kẻ chạy xuống. Họ không biết chạy đi đâu. Tiếng la hét hỗn loạn. Họ chạy qua những xác người co quắp, có xác được
đắp chiếu thò nguyên ống chân, có xác vùi mặt ôm đám tranh khô. Người chết
có nơi về. Người sống tìm chốn để nương náu. Dù sống hay chết, phận người cũng
rẻ mạt như loài cỏ dại.
Chiến
tranh. Chết chóc có mặt khắp mọi nơi.
Tôi tìm
anh trong vùng lửa đạn, đầm đìa thịt xương.
Đoạn
đường không ranh giới giữa sống- chết, tôi thật sự không hề nghĩ rằng, nếu tôi
chết tan xác bởi đạn pháo kích, hoặc bởi phát súng của kẻ thù, nếu tôi, chết tình
cờ , bờ đê, bụi cỏ, lề đường..Các con của tôi sẽ ra sao? Ai sẽ nuôi chúng? Hoặc
nếu anh còn sống sót, làm sao anh có thể tìm được tôi trong đám xác người ngập
ngụa không hình thù kia ?
Các con
tôi. Buổi sáng lúc rời nhà, tôi không nhớ ôm lấy chúng, hôn lên gò má mịn màng
của hai chị em nó. Sao lúc nầy tôi lại nhớ tê tái mùi da thịt ngọt thơm của hai
đứa nhỏ.
Ở nhà,
không ai biết tôi đi đâu.
Tôi
thật sự, lúc đó, chỉ khao khát được nhìn thấy anh. Chỉ thôi thúc ý nghĩ mãnh
liệt phải đi tìm anh. Phải tìm anh.Thấy tận mặt như hơi thở chạm vào hơi thở.
Tình
yêu của tuổi trẻ thời chiến tranh thật bi thương, đau đớn.
Tình yêu
đứng ngoài cái chết. Đứng trên nỗi sợ hãi.
Đại đội
của anh là đơn vị chiến đấu đến giờ phút cuối cùng vào lúc 5 giờ chiều ngày 30
tháng 4 năm 1975 tại chiến trường Đức Huệ, Trảng Bàng.
Họ
chiến đấu dũng cảm trong tuyệt vọng.
Tôi lúc
đó, điên cuồng cầu xin Chúa, xin Phật, xin bất cứ đấng thần linh nào đang đứng
đâu đó, mọi nơi, mọi lúc, che chở cho anh còn sống để gặp tôi.
Tôi sợ
anh tự sát.
Trời
ơi. Nếu điều đó xảy ra.. Em và con sẽ sống ra sao đây. Anh ơi.
Sẽ cùng
chết theo anh? Nhưng chết mỗi người một nơi, làm sao chúng ta có thể tìm thấy
nhau.
Nhưng
mất nước rồi. Chúng ta còn sống nào có ích gì ?
Giải pháp
tìm cái chết đến thật bất ngờ làm lòng tôi nhẹ tênh. Nó như một cái phao cho
tôi bám níu để lựa chọn, để giải thoát. Dù thật sự, tôi không biết tìm đến cái
chết như thế nào.
Cuối
cùng ai lại chẳng chết.
Khác
chăng, chỉ sớm hay muộn mà thôi.
Tôi gặp
anh. Đó là ngày 1 tháng 5 năm 1975 lúc gần 11 giờ trưa
Chúng
tôi đứng nhìn nhau qua hàng rào kẽm gai. Trời nung nắng như bể lửa. Mồ hôi và nước mắt
nhòe nhoẹt trên gò má tôi, tóc bết từng mảng vào da mặn đắng. Nhiều người cũng
như tôi, họ tìm chồng, tìm con, tìm anh em..Có người níu hàng rào khóc vì vui mừng
khi thân nhân còn sống, có người ngồi bệt xuống đường nuốt ngược lệ vào trong.
Anh của
tôi. Áo lính đã bị lột bỏ.
Nhục
nhã, thống khổ đậu hằn trên viền gân máu mắt
của anh, của từng chiến hữu. Những người tù binh vừa hạ
vũ khí ngày hôm qua. Lúc ấy, chắc chắn, họ không hề nghĩ đến bản án tù như tấm
lưới khổng lồ đang lơ lửng trên đầu sắp vồ chụp lấy họ. Họ. Nhục nhã, tủi hổ vì không giữ được Tổ Quốc.
Tôi
nhớ, mới cách đây mấy ngày, khi tôi tìm anh ở Lộc Giang, đôi mắt anh lúc ấy,
nhìn về phía trước, vừa cương quyết vừa dữ dội.
Ánh mắt
bây giờ, cùng cực nỗi thống thiết, bi phẫn.
Mắt hổ
mất rừng.
Mắt thú
dữ mắc bẫy.
Ngăn
cách giữa hàng rào kẽm gai, làm sao tôi có thể nói với anh, triệu nghìn lời
muốn nói.
Làm sao
có thể khóc òa theo trái tim vỡ máu. " Mất nước rồi . Anh ơi."
Mất
nước thật rồi...
Còn lời
than khóc nào đau đớn hơn ?
Ngày 1 tháng 5 .1975.
Chạy
Sáng sớm. Chị chạy theo anh. Đôi dép
nhựa, áo cánh nâu, quần ú đen, một túi thức ăn. Chị tất tả bươn dọc con kinh.
Chị không biết mình chạy theo anh để làm gì. Nhìn thấy anh lần cuối. Còn được
nhìn thấy nhau khi anh còn sống ?
Ngay lúc nầy, chị mới
thấm thía cảm giác khao khát được nhìn thấy anh bằng xương bằng thịt mãnh liệt
đến chừng nào.
Ai đó gào với sau
lưng. Chạy đi đâu. Biết tìm đâu. Tìm đâu. Hai chữ đó không ngừng đập liên hồi
dồn dập trong tai chị . Nó đau đớn . Nó cay xé lòng. Họ sẽ đưa chồng
tôi đi đâu. Họ sẽ bắn giết đoàn tù trên bờ kinh, trong rừng rậm kia như xoá sổ
một con vật không còn khả năng tự vệ. Họ sẽ vùi lấp xác anh đâu đó , trong nhúm
lá rừng khô hay sẽ thả trôi sông theo con nước vật vờ mà bàn chân chị vừa dẫm
qua, máu thấm từ bàn chân trầy xước đổ xuôi theo giòng nước đục ngầu.
Chị chạy. Nhắm thẳng
hướng rừng. Trong mớ ý nghĩ hỗn độn chắp vá không gian nọ sang thời gian kia,
chị nhớ như in, chiều qua, anh đứng sau hàng rào kẽm gai, quân phục bị tước bỏ
. Mắt anh đỏ ngầu như gân máu bể. Tay chị bấu chặt hàng rào kẽm gai. Anh khóc.
Chị khóc. “Mất nước rồi , anh ơi" Thân chị đổ gục xuống .Nước mắt tuôn lai
láng như hồ nước vỡ.
Anh đứng bất động .Đầu
cúi gầm . Đôi vai rủ xuống.
Anh. Người tù binh
cuối cùng của ngày 1 tháng 5.
Chị chạy cặp theo rừng
chồi , qua tiếp những bờ kinh sạt lở . Dép đứt quai, chị vừa chạy vừa cà nhắc .
Chị lê lết níu người qua đường . Cô ơi. Chú ơi. Đoàn tù đi hướng nào. Cô chú
ơi, làm ơn chỉ dùm con....Tiếng hỏi, tiếng nói lùng bùng rơi rớt phía sau .Nước
mắt đầm đìa lạnh từng chân tóc. Đôi lúc chị ôm ngực ho sặc sụa, cơn đau thắt từng cơn khiến lồng
ngực như bị xé toang tan tác.
Chị nghĩ mình sắp chết
. Em có kịp gặp anh không . Anh ơi.
Xế trưa, chị cũng đến
được bờ sông Vàm cỏ Đông.
Đầu gối khuỵ xuống.
Chị gào tên anh.
Nắng xé trời.
Đoàn tù lố nhố trên
một cái phà chạy máy đuôi tôm. Phà qua sông.
Họ đi, những hình nhân
tả tơi chân nọ xiềng xích chân kia . Tiếng khua lẻng xẻng đập vào tai chị những
mớ âm thanh vừa ghê rợn vừa thê lương. Họ, từng người một đang đi dần vào đia ngục trần gian.
Nơi đó.Bầy kên kên đang
chờ rỉa xác.
Chị cào cấu đám cỏ
xước trên bờ kinh.
Chị hươ tay trong
không khí . Chị hối hả bốc nắm đất ném mạnh xuống sông.
Từ bờ kinh, chị lăn
lông lốc xuống triền sông.
Rồi, thình lình chị
bật dậy, cắm cổ chạy dọc theo bờ cát sụp lỡ.
Chị khàn hơi gọi tên
anh. Cổ họng cay xé, tiếng kêu đau đớn như con thú bị thương, vùng vẫy chờ
nhát dao ân huệ.
Đoàn tù vẫn nhấp nhô,
thấp thoáng bên kia sông.
Chị hy vọng anh sẽ
nghe tiếng gọi. Anh sẽ biết , đến lúc cuối cùng chị vẫn khao khát được ở cạnh
anh, được trông thấy anh .Dù có chết, Anh sẽ không còn cảm thấy đơn độc, vì
cuối cùng , chị vẫn rất gần anh, vẫn cùng anh thở chung một bầu trời, chung một
khoảng khắc vĩnh cửu.
Bên nầy sông, chị vẫn
hối hả chạy tiếp.
Chạy. Chạy.
Và chạy.
Đột nhiên, chân chị
sững lại. Rừng. Rừng nối tiếp rừng. Gai nhọn xù tua tủa. Rừng rậm rịt âm u. Rừng
gầm gừ đe dọa.
Đoàn tù đã biến mất.
Chị khóc như chưa bao
giờ được khóc. Tiếng khóc rền rĩ như máu dốc ngược trào qua lồng ngực kèm cơn
ho gập người sặc sụa. Thân người chị đổ ập, mặt mũi bê bết đất cát lẫn máu và
nước mắt.
Chị đã mất anh rồi. Em
mất anh rồi. Không có anh, em và con phải sống làm sao đây. Anh ơi.
Nắng dồn cục. Đổ lửa. Mặt trời đặc quánh, đỏ bầm như mầu máu.
Rác.
Tháng 4.75.
Ông từ rừng
vào thành phố theo đoàn quân chiến thắng. Ông vai chú, em của ba tôi. Ông theo
Việt minh từ thập niên 50, sau 54, ba tôi về Thành, ông theo đoàn quân Bắc tiến.
Ông đến tìm tôi bằng chiếc xe mới tịch thu của người dân bỏ chạy, xe Peugeot có tài xế hẳn hoi.Từ trên xe, ông oai vệ bước xuống với đôi dép râu, bộ đồ xanh cứt ngựa, nón cối, cặp táp da và khi ông cố ý xắn tay áo, chiếc đồng hồ “ hai cửa sổ” mới toanh nằm phô trương trên cổ tay như chính chủ nhân.
Xóm nhỏ của tôi, chỉ vài con đường hẹp là ra tới bờ kinh. Đa số dân lao động, trồng rau muống, nuôi gà, thả vịt, và bờ kinh đó, từ mấy ngày trước lềnh khênh nón sắt, quần áo lính, hình ảnh, giấy tờ..mà mọi người vội ném phi tang những tàn dư dính dáng đến nguỵ quân, nguỵ quyền. Trong mớ hỗn tạp ướt nhẹp đó có quần áo lính của anh, huy chương, giày sô mà anh để lại những lần về phép.
Chúng tôi, cái xóm nhỏ ấy, sợ hãi đủ thứ. Sợ tiếng động, tiếng giày ngoài ngõ , tiếng chó sủa. Ngay cả tiếng chuột rin rít chạy dọc mép kinh cũng làm chúng tôi co người, rúm ró.
Nên chi, cái vẻ đường bệ từ trên xe bước ra, hỏi tên tôi làm ai cũng ngơ ngác. Có người còn làm bộ không nghe, mà quả thực, tiếng nói của ông như chim chích bị viêm họng ấy, nặng trình trịch và nhức nhối khó tả.
Thưở nay, tôi không biết Việt cộng mặt mũi ra sao. chỉ mấy hôm trước, khi miền Nam thất thủ, Việt công tràn vào thành phố, xe tăng chạy ình ịch, Bà con kêu réo nhau “ Ra mà coi Việt cộng kìa” Ủa . Ngộ hen” Té ra cũng giống như người mình”.Người ta coi Việt công vào thành phố như được coi đám xiếc.” Mặt mũi họ xanh xao, non choẹt, nhìn ngao ngáo thấy mà mắc cười. Lúc đó, chúng tôi quên nỗi sợ hãi, ít ra là khoảng khắc đó, chưa ai bị bắt và cái đói chưa lấp ló.
Mấy ngày trước, đoàn quân giữ tuyến đầu thành phố đụng trận lớn, nghe nói, nhiều người bị thương, một số được đưa về quân y viện, một số cởi bỏ quân phục tìm đường ra biển. Bên kia , chết và bị thương cũng khá nhiều trong trận đánh quyết tử cuối cùng , nhưng chúng tôi không thấy xác của họ. Họ âm thầm mang đi , chắc là dọn dẹp quang đãng để treo cờ ăn mừng chiến thắng.
Bây giờ thành phố toàn bộ đội Bắc việt, và quanh xóm tôi, không biết ở đâu ra, từng nhóm người mang súng AK. Đeo khăn rằn, khăn quàng đỏ, dép râu, nón cối ..Nhiều người tôi biết mặt, họ đạp xích lô, bốc vác ở chợ, nhưng cái dép râu, nón cối đã đưa họ lên một bậc cao hơn, hùng vĩ hơn, nó phân chia thành ranh giới rạch ròi mà người dân chúng tôi, phải nép qua một bên khi vô tình đi chung đường.
Ông chú hỏi tôi:
“Chồng cháu ngụy quân à ?”
“Vâng.”
“Cấp bậc gì?”
“Dạ, trung úy”
‘Lính gì ?”
“Dạ, lính đánh giặc”- Ông nhăn nhó.
“Đã đi trình diện , khai báo chưa ?”
“Bị bắt làm tù binh rồi chú. Chắc đang giải qua Miên”
“Ờ, đi cải tạo học tập mười ngày thôi. Đã có chủ trương, chính sách rõ ràng rồi. Cách mạng rất khoan hồng, cháu à. Nó sớm về với cháu ấy mà ”
Ông nhìn quanh quất chỗ tôi ở. Và nhìn qua tôi. Trong suy nghĩ của ông, tôi là vợ sĩ quan “ngụy” chắc phải có của ăn của để, tài sản phải có của chìm của nổi, và chỗ ở đơn sơ nầy chỉ là bề ngoài ngụy trang như nhiều gia đình khác, bỏ của chạy lấy người.
Ba tôi cũng là công chức. Và ông cũng chuẩn bị đi đếm lịch như chồng tôi, nhưng tôi hơi ngạc nhiên vì không nghe ông hỏi han gì ba tôi. Họ là anh em mà. Dù hai chiến tuyến, họ cũng không thể chối bỏ quan hệ máu mủ, ruột thịt..
“Chú gặp ba con chưa.?”
“Chưa, từ từ, ba cháu cũng cần phải đi học tập để nắm vững đường lối chính sách của Đảng. Khi ba cháu về, chú sẽ tìm thăm.”
“ Nhà của cháu ở đây à?”
“Vâng”
“Còn nhà khác nữa không ?”
“Không, cháu chỉ ở đây.”
“Con Huệ, con bác Tư của cháu đó, nó giàu lắm.Nó có mấy cái nhà xây hai tầng, mấy cái nhà nghỉ cho thuê. Giải phóng vào, nó được lắm, nó tự nguyện đem hiến của cải nhà cửa cho cách mạng làm cơ sở hoạt động. Thời gian tiếp thu ban đầu, ta rất cần những cơ sở vật chất đấy , cháu ạ. Thống nhất đất nước, ta còn khối việc để làm. Cơ bản là ta xây dựng lại đất nước , hướng mọi người đi theo chủ trương chính sách của nhà nước. Để rồi cháu xem, chế độ ta , mai đây giàu có gấp vạn lần bọn tư bản đế quốc. À, con Huệ đấy, nó làm gì cháu biết không ?”
”Chắc chị ấy buôn bán thôi, chú ạ”
“Buôn bán mà sao giàu khiếp thế.. Nhà nó có mấy người làm cơ đấy. Chỉ bóc lột mới giàu như vậy thôi. Còn cháu, cháu làm gì ?”
“Cháu dạy học”
“A, nghề kỹ sư tâm hồn đây. Nghề nầy không có nợ máu với nhân dân. Chắc cách mạng sẽ tin dùng lại cháu thôi.”
Tôi làm thinh. Tôi đâu nghĩ mình sẽ trở lại nghề dạy học, mà tình cảnh tôi đang rối bời đây.Chồng đi tù, con nhỏ, tôi không chắc mình kéo lê cuộc sống nầy thêm bao thời gian nữa.Tôi thật sự không biết tương lai của chúng tôi sẽ ra sao. Mà tôi cũng không muốn nghĩ tới điều đó nữa. Tôi chưa có tâm trạng để mở bài học làm-sao-để-sinh- tồn.
Ông đằng hắng, ngó quanh quất căn phòng lần nữa, và ông hỏi tôi một câu mà đến bây giờ, tôi vẫn còn bị ám ảnh.
Ông đến tìm tôi bằng chiếc xe mới tịch thu của người dân bỏ chạy, xe Peugeot có tài xế hẳn hoi.Từ trên xe, ông oai vệ bước xuống với đôi dép râu, bộ đồ xanh cứt ngựa, nón cối, cặp táp da và khi ông cố ý xắn tay áo, chiếc đồng hồ “ hai cửa sổ” mới toanh nằm phô trương trên cổ tay như chính chủ nhân.
Xóm nhỏ của tôi, chỉ vài con đường hẹp là ra tới bờ kinh. Đa số dân lao động, trồng rau muống, nuôi gà, thả vịt, và bờ kinh đó, từ mấy ngày trước lềnh khênh nón sắt, quần áo lính, hình ảnh, giấy tờ..mà mọi người vội ném phi tang những tàn dư dính dáng đến nguỵ quân, nguỵ quyền. Trong mớ hỗn tạp ướt nhẹp đó có quần áo lính của anh, huy chương, giày sô mà anh để lại những lần về phép.
Chúng tôi, cái xóm nhỏ ấy, sợ hãi đủ thứ. Sợ tiếng động, tiếng giày ngoài ngõ , tiếng chó sủa. Ngay cả tiếng chuột rin rít chạy dọc mép kinh cũng làm chúng tôi co người, rúm ró.
Nên chi, cái vẻ đường bệ từ trên xe bước ra, hỏi tên tôi làm ai cũng ngơ ngác. Có người còn làm bộ không nghe, mà quả thực, tiếng nói của ông như chim chích bị viêm họng ấy, nặng trình trịch và nhức nhối khó tả.
Thưở nay, tôi không biết Việt cộng mặt mũi ra sao. chỉ mấy hôm trước, khi miền Nam thất thủ, Việt công tràn vào thành phố, xe tăng chạy ình ịch, Bà con kêu réo nhau “ Ra mà coi Việt cộng kìa” Ủa . Ngộ hen” Té ra cũng giống như người mình”.Người ta coi Việt công vào thành phố như được coi đám xiếc.” Mặt mũi họ xanh xao, non choẹt, nhìn ngao ngáo thấy mà mắc cười. Lúc đó, chúng tôi quên nỗi sợ hãi, ít ra là khoảng khắc đó, chưa ai bị bắt và cái đói chưa lấp ló.
Mấy ngày trước, đoàn quân giữ tuyến đầu thành phố đụng trận lớn, nghe nói, nhiều người bị thương, một số được đưa về quân y viện, một số cởi bỏ quân phục tìm đường ra biển. Bên kia , chết và bị thương cũng khá nhiều trong trận đánh quyết tử cuối cùng , nhưng chúng tôi không thấy xác của họ. Họ âm thầm mang đi , chắc là dọn dẹp quang đãng để treo cờ ăn mừng chiến thắng.
Bây giờ thành phố toàn bộ đội Bắc việt, và quanh xóm tôi, không biết ở đâu ra, từng nhóm người mang súng AK. Đeo khăn rằn, khăn quàng đỏ, dép râu, nón cối ..Nhiều người tôi biết mặt, họ đạp xích lô, bốc vác ở chợ, nhưng cái dép râu, nón cối đã đưa họ lên một bậc cao hơn, hùng vĩ hơn, nó phân chia thành ranh giới rạch ròi mà người dân chúng tôi, phải nép qua một bên khi vô tình đi chung đường.
Ông chú hỏi tôi:
“Chồng cháu ngụy quân à ?”
“Vâng.”
“Cấp bậc gì?”
“Dạ, trung úy”
‘Lính gì ?”
“Dạ, lính đánh giặc”- Ông nhăn nhó.
“Đã đi trình diện , khai báo chưa ?”
“Bị bắt làm tù binh rồi chú. Chắc đang giải qua Miên”
“Ờ, đi cải tạo học tập mười ngày thôi. Đã có chủ trương, chính sách rõ ràng rồi. Cách mạng rất khoan hồng, cháu à. Nó sớm về với cháu ấy mà ”
Ông nhìn quanh quất chỗ tôi ở. Và nhìn qua tôi. Trong suy nghĩ của ông, tôi là vợ sĩ quan “ngụy” chắc phải có của ăn của để, tài sản phải có của chìm của nổi, và chỗ ở đơn sơ nầy chỉ là bề ngoài ngụy trang như nhiều gia đình khác, bỏ của chạy lấy người.
Ba tôi cũng là công chức. Và ông cũng chuẩn bị đi đếm lịch như chồng tôi, nhưng tôi hơi ngạc nhiên vì không nghe ông hỏi han gì ba tôi. Họ là anh em mà. Dù hai chiến tuyến, họ cũng không thể chối bỏ quan hệ máu mủ, ruột thịt..
“Chú gặp ba con chưa.?”
“Chưa, từ từ, ba cháu cũng cần phải đi học tập để nắm vững đường lối chính sách của Đảng. Khi ba cháu về, chú sẽ tìm thăm.”
“ Nhà của cháu ở đây à?”
“Vâng”
“Còn nhà khác nữa không ?”
“Không, cháu chỉ ở đây.”
“Con Huệ, con bác Tư của cháu đó, nó giàu lắm.Nó có mấy cái nhà xây hai tầng, mấy cái nhà nghỉ cho thuê. Giải phóng vào, nó được lắm, nó tự nguyện đem hiến của cải nhà cửa cho cách mạng làm cơ sở hoạt động. Thời gian tiếp thu ban đầu, ta rất cần những cơ sở vật chất đấy , cháu ạ. Thống nhất đất nước, ta còn khối việc để làm. Cơ bản là ta xây dựng lại đất nước , hướng mọi người đi theo chủ trương chính sách của nhà nước. Để rồi cháu xem, chế độ ta , mai đây giàu có gấp vạn lần bọn tư bản đế quốc. À, con Huệ đấy, nó làm gì cháu biết không ?”
”Chắc chị ấy buôn bán thôi, chú ạ”
“Buôn bán mà sao giàu khiếp thế.. Nhà nó có mấy người làm cơ đấy. Chỉ bóc lột mới giàu như vậy thôi. Còn cháu, cháu làm gì ?”
“Cháu dạy học”
“A, nghề kỹ sư tâm hồn đây. Nghề nầy không có nợ máu với nhân dân. Chắc cách mạng sẽ tin dùng lại cháu thôi.”
Tôi làm thinh. Tôi đâu nghĩ mình sẽ trở lại nghề dạy học, mà tình cảnh tôi đang rối bời đây.Chồng đi tù, con nhỏ, tôi không chắc mình kéo lê cuộc sống nầy thêm bao thời gian nữa.Tôi thật sự không biết tương lai của chúng tôi sẽ ra sao. Mà tôi cũng không muốn nghĩ tới điều đó nữa. Tôi chưa có tâm trạng để mở bài học làm-sao-để-sinh- tồn.
Ông đằng hắng, ngó quanh quất căn phòng lần nữa, và ông hỏi tôi một câu mà đến bây giờ, tôi vẫn còn bị ám ảnh.
“Cháu có mấy trăm cái áo dài ? mấy trăm bộ đồ đầm?”
“ Da…sao cơ chú ?”
“ Da…sao cơ chú ?”
“Cháu chia bớt cho mấy em ở ngoài Bắc với nhé. Vài hôm có người về chú gửi
theo.”
“Cháu..”
“Cháu có truyền hình, thu băng, xe đạp không dùng thì gửi cho các em nhé. Nhà chú cũng có mọi thứ đấy nhưng hàng Trung quốc không bằng hàng tụi đế quốc tư bản đâu, cháu ạ.”
“Ơ..cháu..”
“ Cháu lựa đồ đạc rồi vài hôm chú ghé qua nhé..”
Ông dợm bước ra, rồi sực nhớ điều gì, ông kêu chú tài xế mang vào nhà một túi nilon, dúi vào
“Cháu..”
“Cháu có truyền hình, thu băng, xe đạp không dùng thì gửi cho các em nhé. Nhà chú cũng có mọi thứ đấy nhưng hàng Trung quốc không bằng hàng tụi đế quốc tư bản đâu, cháu ạ.”
“Ơ..cháu..”
“ Cháu lựa đồ đạc rồi vài hôm chú ghé qua nhé..”
Ông dợm bước ra, rồi sực nhớ điều gì, ông kêu chú tài xế mang vào nhà một túi nilon, dúi vào
tay tôi.
“ Chú có quà cho cháu đây. Bột trứng Trung quốc, ngon lắm cháu ạ. Cháu uống hoặc làm thức ăn. Còn đây là chè Bắc Thái nguyên, nổi tiếng khắp cả nước đấy. Cái nầy là bánh đậu xanh đóng khô, nhìn vậy chứ bổ dưỡng lắm. Bộ đội ta dùng toàn mấy thứ nầy khi vượt Trường sơn đấy cháu.Cái nầy cháu để dành ăn dần.”
Ông vui vẻ vỗ vai tôi
“ Thôi nhé. Vài hôm chú đến nhé.”
Trôi bềnh bồng trong chữ nhé nhé của ông, tôi ngồi phịch xuống ghế khi bộ quần áo bộ đội mầu cứt ngựa vừa khuất khỏi tầm mắt. Mấy trăm cái áo dài. Mấy trăm bộ đồ đầm, TV, cassette.. Ôi trời..
Con bé từ trong nhà chạy ra, hí hửng cầm bịch nilon.
“Má ơi. Con ăn được không ?”
“ Ngộ độc, con ơi.”
Tôi vớ bịch nilon, thẳng tay ném mạnh xuống bờ kinh.
Nó dùng dằng, hấp hối rồi mới chịu trôi lềnh bềnh theo mặt nước đen ngòm y hệt như đất nước tôi bây giờ, với những giòng kinh đen chở đầy rác rưởi.
“ Chú có quà cho cháu đây. Bột trứng Trung quốc, ngon lắm cháu ạ. Cháu uống hoặc làm thức ăn. Còn đây là chè Bắc Thái nguyên, nổi tiếng khắp cả nước đấy. Cái nầy là bánh đậu xanh đóng khô, nhìn vậy chứ bổ dưỡng lắm. Bộ đội ta dùng toàn mấy thứ nầy khi vượt Trường sơn đấy cháu.Cái nầy cháu để dành ăn dần.”
Ông vui vẻ vỗ vai tôi
“ Thôi nhé. Vài hôm chú đến nhé.”
Trôi bềnh bồng trong chữ nhé nhé của ông, tôi ngồi phịch xuống ghế khi bộ quần áo bộ đội mầu cứt ngựa vừa khuất khỏi tầm mắt. Mấy trăm cái áo dài. Mấy trăm bộ đồ đầm, TV, cassette.. Ôi trời..
Con bé từ trong nhà chạy ra, hí hửng cầm bịch nilon.
“Má ơi. Con ăn được không ?”
“ Ngộ độc, con ơi.”
Tôi vớ bịch nilon, thẳng tay ném mạnh xuống bờ kinh.
Nó dùng dằng, hấp hối rồi mới chịu trôi lềnh bềnh theo mặt nước đen ngòm y hệt như đất nước tôi bây giờ, với những giòng kinh đen chở đầy rác rưởi.
Em
thương lắm những ngón tay anh gầy guộc.
Đôi chỗ
sần sùi đôi chỗ nứt khô
Những
cái xiết tay ngày ta mới gặp
Nước
mắt em rơi, rơi thật tình cờ
Những
ngón tay nương cuộc tình ngang đời lận đận
Che
nắng che mưa che cả nỗi đau
Ở đó,
trong bóng mát tình nhân em thu mình bé dại
Mặc
ngoài trời kia gió đổ mưa mau.
Em
thương lắm đôi mắt anh đong đầy nắng ấm
Đôi lúc bâng khuâng thoáng chút ngọt ngào.
Em
nương theo đời có tình anh dõi theo quấn quýt
Ta khao
khát một chỗ ngồi ngày tàn lửa binh đao.
Em
thương lắm ngày đôi mắt anh nhìn em tuyệt vọng
Ta
chênh vênh bên bờ vực sinh- tử đảo điên
Em lẻ
loi giữa đời thường muôn ngàn bất trắc
Anh tả
tơi trong đoàn tù rên xiết xích xiềng
Những ký ức
kinh hoàng hơn bốn mươi năm nhìn lại
Vẫn
đằng đẵng một nỗi buồn, bầm dập kiếp phù du
Vết
thương khép miệng chưa sao vẫn còn nhức nhối
Tủi
nhục theo cùng những giọt lệ tháng Tư
Nên em
thuơng lắm những ngón tay anh lẻ bạn
Bỏ lại
trên chiến trường đau đớn tang thương
Thương.
Không biết làm sao cho anh hiểu thấu,
Rằng em
vẫn luôn cùng anh chia xẻ những tai ương
Và. Thương
lắm ở tháng ngày còn lại..
Những lần từ đơn vị
trở về , người còn bám bụi đường, mồ hôi nhễ nhại,, rồi cứ nguyên bộ đồ trận
tàng tàng như vậy. Anh chở tôi xuống Gò Vấp.Tới quán Hương Xưa, như những lần về
hiếm hoi của anh.
Trời chợt đổ nắng loang lổ trên những tàng cây xanh sẫm. Nắng trưa Sài gòn gay gắt làm tôi thèm quá một cơn mưa. Những cơn mưa đêm làm ngọt ngào thêm thành phố tình nhân, tiếng hát anh lẫn trong những hạt mưa lất phất thịt da. Mưa tha thiết đến lạ lùng..” Đưa em về dưới mưa. Nói năng chi cũng thừa..Như mưa đời phất phơ. Có nhau mà như xa…” Ừ, thì đó. Có nhau mà như xa…Cuộc tình chúng ta đã nếm đủ hạnh phúc lẫn thương đau. Và, có phải, tình yêu trong chiến tranh, hạnh phúc chỉ đựơc ban phát chừng đó, chỉ lẩn khuất đâu đó, một chút lóe sáng trong khoảnh khắc hiếm hoi của đời sống
Ở khoảng sân rộng nhánh lá đùn đẩy nhau xòe tàng lười biếng, chúng tôi chọn một chỗ ngồi quen thuộc nơi góc vườn, dưới những tàng cây vừa đủ che mát trong cái nắng oi ả của mùa Hạ. Cô chủ quán thuở ấy rất xinh. Tóc dài. Da trắng. Cô mang cho anh một ly cà phê đen và một gói Bastos xanh. Một ly nước cam cho tôi
Trong không gian yên tĩnh xa khuất cuộc sống hối hả ngoài kia, chúng tôi nghe Lệ Thu với Hương Xưa… Bàn tay anh tìm lấy tay tôi. Những ngón tay xiết nhẹ, vừa nồng nàn vừa an ủi. Đôi lúc tôi áp bàn tay anh lên má, không biết bởi cái nắng oi bức hay bởi đựơc thấy nhau bất chợt, đựơc ngồi cạnh nhau cùng chia xẻ hơi thở hiếm hoi của đời sống mà đôi má tôi như hâm hấp sốt. Tôi sợ những giây phút phải xa anh, sợ khi rời khỏi, anh mang theo mọi thứ.
Tình yêu. Nỗi nhớ. Bỏ lại tôi như thân cây khô khốc ngày qua ngày cạn kiệt dần nhựa sống.
“Người ơi. Một chiều nắng tơ vàng hiền hòa hồn có mơ xa…
Đời êm như tiếng hát của lứa đôi…”
Ôi, những ước mơ rất tầm thường, rất nhỏ bé, rất hồn nhiên giữa chập chùng bất trắc của chiến tranh.Trong những khoảng khắc bình yên đó. chúng tôi thực sự muốn quên hết thực tại não lòng, muốn quên rằng lát nữa đây, khi anh trở về đơn vị. Tôi, như bao lần xa anh, nào ai biết được, điều gì sẽ xẩy đến. Hôm nay. Ngày mai. Chiều nay. Sớm thức dậy.Tôi luôn sống trong chờ đợi với nỗi sợ hãi, nỗi tuyệt vọng khôn cùng. Anh bao giờ cũng vậy, đi không hẹn ngày về, chỉ nhìn nhau, nhìn nhau qua màn lệ mỏng. Và vòng tay anh xiết chặt vai tôi. “Đừng khóc. Em ơi. Đừng khóc”. Vòng bụi xa cuốn theo anh những giọt nước mắt tủi thân của người ở lại, cuốn theo cả trái tim tôi vụn vỡ.
Tháng Ba. Góc quán Hương Xưa.
Có ai ngờ rằng, ngày ấy, khi bước chân rời khỏi, nó đã trở thành một phần trong muôn ngàn kỷ niệm vừa ngọt ngào vừa đau đớn. Cuộc sống bình yên của Sài Gòn khép lại tủi nhục, và lịch sử mở ra một trang đẫm máu khác.
Những lời hẹn giữ đời cho nhau đã bị nghiền nát dưới xích xe tăng hận thù của loài thú dữ.
Trải qua bao tang thương dâu bể, điều huyền diệu nhất mà Thượng đế ban tặng cho tôi, ở đời sống nầy, là anh còn sống sót trở về cùng tôi, một lần nữa, cùng tôi, đi cho hết quãng đường còn lại.
Tháng Tư. Chiều nay, anh mang bàn ghế bày biện dưới gốc cây ở cuối vườn. Hoa Jasmine nở trắng xoá trong không gian thơm lừng hương áo mới. Anh nói: “Để em mường tượng lại một chút gì đó của Hương Xưa”.
Một chút nắng nhỏ nhoi đậu trên vai anh, Nắng rưng rưng, hiu hắt.
Tôi nhớ quá nắng Sài gòn xưa, nhớ những cơn mưa chiều vội vã, nhớ hàng cây bên đường ủ rủ sương đêm và dù, không còn những lần chia xa khi bàn tay níu bàn tay, không còn cái xiết vai nghẹn ngào.” Đừng khóc. Em ơi. Đừng khóc.”
Trời chợt đổ nắng loang lổ trên những tàng cây xanh sẫm. Nắng trưa Sài gòn gay gắt làm tôi thèm quá một cơn mưa. Những cơn mưa đêm làm ngọt ngào thêm thành phố tình nhân, tiếng hát anh lẫn trong những hạt mưa lất phất thịt da. Mưa tha thiết đến lạ lùng..” Đưa em về dưới mưa. Nói năng chi cũng thừa..Như mưa đời phất phơ. Có nhau mà như xa…” Ừ, thì đó. Có nhau mà như xa…Cuộc tình chúng ta đã nếm đủ hạnh phúc lẫn thương đau. Và, có phải, tình yêu trong chiến tranh, hạnh phúc chỉ đựơc ban phát chừng đó, chỉ lẩn khuất đâu đó, một chút lóe sáng trong khoảnh khắc hiếm hoi của đời sống
Ở khoảng sân rộng nhánh lá đùn đẩy nhau xòe tàng lười biếng, chúng tôi chọn một chỗ ngồi quen thuộc nơi góc vườn, dưới những tàng cây vừa đủ che mát trong cái nắng oi ả của mùa Hạ. Cô chủ quán thuở ấy rất xinh. Tóc dài. Da trắng. Cô mang cho anh một ly cà phê đen và một gói Bastos xanh. Một ly nước cam cho tôi
Trong không gian yên tĩnh xa khuất cuộc sống hối hả ngoài kia, chúng tôi nghe Lệ Thu với Hương Xưa… Bàn tay anh tìm lấy tay tôi. Những ngón tay xiết nhẹ, vừa nồng nàn vừa an ủi. Đôi lúc tôi áp bàn tay anh lên má, không biết bởi cái nắng oi bức hay bởi đựơc thấy nhau bất chợt, đựơc ngồi cạnh nhau cùng chia xẻ hơi thở hiếm hoi của đời sống mà đôi má tôi như hâm hấp sốt. Tôi sợ những giây phút phải xa anh, sợ khi rời khỏi, anh mang theo mọi thứ.
Tình yêu. Nỗi nhớ. Bỏ lại tôi như thân cây khô khốc ngày qua ngày cạn kiệt dần nhựa sống.
“Người ơi. Một chiều nắng tơ vàng hiền hòa hồn có mơ xa…
Đời êm như tiếng hát của lứa đôi…”
Ôi, những ước mơ rất tầm thường, rất nhỏ bé, rất hồn nhiên giữa chập chùng bất trắc của chiến tranh.Trong những khoảng khắc bình yên đó. chúng tôi thực sự muốn quên hết thực tại não lòng, muốn quên rằng lát nữa đây, khi anh trở về đơn vị. Tôi, như bao lần xa anh, nào ai biết được, điều gì sẽ xẩy đến. Hôm nay. Ngày mai. Chiều nay. Sớm thức dậy.Tôi luôn sống trong chờ đợi với nỗi sợ hãi, nỗi tuyệt vọng khôn cùng. Anh bao giờ cũng vậy, đi không hẹn ngày về, chỉ nhìn nhau, nhìn nhau qua màn lệ mỏng. Và vòng tay anh xiết chặt vai tôi. “Đừng khóc. Em ơi. Đừng khóc”. Vòng bụi xa cuốn theo anh những giọt nước mắt tủi thân của người ở lại, cuốn theo cả trái tim tôi vụn vỡ.
Tháng Ba. Góc quán Hương Xưa.
Có ai ngờ rằng, ngày ấy, khi bước chân rời khỏi, nó đã trở thành một phần trong muôn ngàn kỷ niệm vừa ngọt ngào vừa đau đớn. Cuộc sống bình yên của Sài Gòn khép lại tủi nhục, và lịch sử mở ra một trang đẫm máu khác.
Những lời hẹn giữ đời cho nhau đã bị nghiền nát dưới xích xe tăng hận thù của loài thú dữ.
Trải qua bao tang thương dâu bể, điều huyền diệu nhất mà Thượng đế ban tặng cho tôi, ở đời sống nầy, là anh còn sống sót trở về cùng tôi, một lần nữa, cùng tôi, đi cho hết quãng đường còn lại.
Tháng Tư. Chiều nay, anh mang bàn ghế bày biện dưới gốc cây ở cuối vườn. Hoa Jasmine nở trắng xoá trong không gian thơm lừng hương áo mới. Anh nói: “Để em mường tượng lại một chút gì đó của Hương Xưa”.
Một chút nắng nhỏ nhoi đậu trên vai anh, Nắng rưng rưng, hiu hắt.
Tôi nhớ quá nắng Sài gòn xưa, nhớ những cơn mưa chiều vội vã, nhớ hàng cây bên đường ủ rủ sương đêm và dù, không còn những lần chia xa khi bàn tay níu bàn tay, không còn cái xiết vai nghẹn ngào.” Đừng khóc. Em ơi. Đừng khóc.”
Vậy mà cớ sao, chiều nay, chúng tôi cùng muốn khóc.
No comments:
Post a Comment