Tranh : Chân dung phác họa Thanh Tâm Tuyền ( không rõ tác giả ) |
Chiều mưa thu rắc bụi
Chợt nhớ..Thanh Tâm Tuyền..
Một thời ta u muội
Đêm không bao giờ đêm ( Nt.)Một chút kỷ niệm với Thầy...
Tôi học với thầy Tuyền tại một ngôi trường, theo tôi chắc thuộc loại văn nghệ
nhất Sài Gòn hồi đó. Vì ngoài thầy ra, còn có hiệu trưởng là thầy Nguyễn Sĩ Tế.
Nhà văn, nhà thơ với câu thơ độc đáo: chúng ta một lũ rủ nhau đi khều mặt trời.
Ngôi trường nhỏ với hai toà nhà cổ xây từ thời Pháp. Giáo sư trong trường đều
có phong thái nghệ sĩ và gần gũi với học sinh.
Năm đệ nhất đa số là dân trường Pháp qua, các cô rất điệu và nói tiếng Pháp
líu lo như chim trong lớp. Hay mặc váy ngắn nên nhiều nàng mang theo bình
xịt muỗi để xịt dưới chân. Tôi bị các nàng liệt vào loại mặt trơ trán bóng vì có
mấy lần xin được nằm dưới gầm bàn để đuổi muỗi...
Chắc ít có ai dậy Triết hay như thầy, tôi chắc chắn thế, thầy Nguyễn Sĩ Tế dậy
cũng hay nhưng hơi khô khan, có lúc phát buồn ngủ. Còn thầy giảng rất lôi cuốn
và sôi động. Điểm đặc biệt khác là khi vào lớp, thầy nói thao thao bất tuyệt từ đầu
giờ đến cuối giờ. Mắt mơ màng nhìn vào khoảng không,và thầy nói...
Dường như thầy đang đi dạo đâu đó trong thế giới mơ hồ nhưng rắc rối của
Triết học, cứ như vậy cho hết năm. Môn này là môn học dường như phức tạp,
khó hiểu và khó nuốt với nhiều người, trong đó có tôi.
Nhưng thầy đã biến đổi nó khác đi, đã làm nó trở thành dễ hiểu hơn, đã mở ra
cho tôi thấy trong đó nhiều điều bí ẩn kỳ lạ.
Thầy tới trường bằng chiếc xe Lambretta cũ kỹ già nua, trong khi đám học trò
lớp của thầy nhiều thằng chạy Honda 90cc, mặc áo Montagut của Pháp
giá ba ngàn đồng một cái ( hai năm sau tôi đi lính, lương chuẩn uý chỉ có
bẩy ngàn năm trăm đồng) còn thầy chỉ mặc chiếc áo sơ mi trắng dài hoặc
ngắn tay, quần màu xám. Nhưng lúc nào cùng thẳng nếp gọn gàng.
Thầy nói chuyện với học trò nhẹ nhàng và gần gũi, tôi nghĩ cả lớp đều
yêu mến thầy, nhưng mắt thầy luôn đăm chiêu và buồn.
Sao mắt thầy như lúc nào cũng nghĩ về một điều gì đó vậy? Có lần tôi hỏi.
Thầy không trả lời mà chỉ cười. Chắc Thầy cũng chán với tên học trò ba trợn,
trong lúc nghỉ 10 phút tại lớp, hay ngâm nga câu thơ của thầy hồi đó
nổi tiếng trên văn nghệ báo chí:
Thanh Tâm Tuyền. Thanh Tâm Tuyền. Thanh Tâm Tuyền
Tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ.
Ngày cuối năm, mấy bạn của tôi khuân hết cả một giàn trống và đàn vào lớp
để giúp vui văn nghệ, thầy được học trò hát nhạc tặng phát mệt.
Tôi cũng hát tặng thầy bài Dạ tâm khúc, Phạm Đình Chương phổ nhạc
từ thơ của thầy.
Đi đi chúng ta đến công viên,
nơi anh sẽ hôn em đắm đuối...
ôi môi em, môi em như mật đắng
như móng sắc thương đau..
.....
ôm em trong tay
mà đã nhớ em ngày sắp tới..
Thầy thích hút thuốc Mélia vàng. Hôm ấy tôi biếu thầy một món quà,
bọc trong nhiều lớp giấy, là gói thuốc đó. Thầy mở ra, nhìn, cười xoà,
và rút một điếu hút liền.
Sau mấy năm ở Mỹ, được biết thầy ở Minneasota.
Kiếm chưa ra địa chỉ số phone để liên lạc thì đã nghe tin thầy mất.
Chắc thầy chẳng bao giờ biết, có một thằng học trò năm đệ nhất,
chuyên môn phá phách nghịch ngợm. Tán tỉnh chọc ghẹo nữ sinh trong lớp,
lại nhớ mãi một bài thơ của thầy viết trong bối cảnh của người dân
thành phố Budapest, Hunggary chiến đấu bằng trái tim hào hùng,
chống lại xe tăng của quân đội Liên Xô bằng vũ khí tự chế
là bom xăng Molotov.
Hãy để anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest
Anh một trái tim em một trái tim
Chúng kéo đầy đường chiến xa đại bác...( trích từ tùy bút của Khôi Việt )
nhất Sài Gòn hồi đó. Vì ngoài thầy ra, còn có hiệu trưởng là thầy Nguyễn Sĩ Tế.
Nhà văn, nhà thơ với câu thơ độc đáo: chúng ta một lũ rủ nhau đi khều mặt trời.
Ngôi trường nhỏ với hai toà nhà cổ xây từ thời Pháp. Giáo sư trong trường đều
có phong thái nghệ sĩ và gần gũi với học sinh.
Năm đệ nhất đa số là dân trường Pháp qua, các cô rất điệu và nói tiếng Pháp
líu lo như chim trong lớp. Hay mặc váy ngắn nên nhiều nàng mang theo bình
xịt muỗi để xịt dưới chân. Tôi bị các nàng liệt vào loại mặt trơ trán bóng vì có
mấy lần xin được nằm dưới gầm bàn để đuổi muỗi...
Chắc ít có ai dậy Triết hay như thầy, tôi chắc chắn thế, thầy Nguyễn Sĩ Tế dậy
cũng hay nhưng hơi khô khan, có lúc phát buồn ngủ. Còn thầy giảng rất lôi cuốn
và sôi động. Điểm đặc biệt khác là khi vào lớp, thầy nói thao thao bất tuyệt từ đầu
giờ đến cuối giờ. Mắt mơ màng nhìn vào khoảng không,và thầy nói...
Dường như thầy đang đi dạo đâu đó trong thế giới mơ hồ nhưng rắc rối của
Triết học, cứ như vậy cho hết năm. Môn này là môn học dường như phức tạp,
khó hiểu và khó nuốt với nhiều người, trong đó có tôi.
Nhưng thầy đã biến đổi nó khác đi, đã làm nó trở thành dễ hiểu hơn, đã mở ra
cho tôi thấy trong đó nhiều điều bí ẩn kỳ lạ.
Thầy tới trường bằng chiếc xe Lambretta cũ kỹ già nua, trong khi đám học trò
lớp của thầy nhiều thằng chạy Honda 90cc, mặc áo Montagut của Pháp
giá ba ngàn đồng một cái ( hai năm sau tôi đi lính, lương chuẩn uý chỉ có
bẩy ngàn năm trăm đồng) còn thầy chỉ mặc chiếc áo sơ mi trắng dài hoặc
ngắn tay, quần màu xám. Nhưng lúc nào cùng thẳng nếp gọn gàng.
Thầy nói chuyện với học trò nhẹ nhàng và gần gũi, tôi nghĩ cả lớp đều
yêu mến thầy, nhưng mắt thầy luôn đăm chiêu và buồn.
Sao mắt thầy như lúc nào cũng nghĩ về một điều gì đó vậy? Có lần tôi hỏi.
Thầy không trả lời mà chỉ cười. Chắc Thầy cũng chán với tên học trò ba trợn,
trong lúc nghỉ 10 phút tại lớp, hay ngâm nga câu thơ của thầy hồi đó
nổi tiếng trên văn nghệ báo chí:
Thanh Tâm Tuyền. Thanh Tâm Tuyền. Thanh Tâm Tuyền
Tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ.
Ngày cuối năm, mấy bạn của tôi khuân hết cả một giàn trống và đàn vào lớp
để giúp vui văn nghệ, thầy được học trò hát nhạc tặng phát mệt.
Tôi cũng hát tặng thầy bài Dạ tâm khúc, Phạm Đình Chương phổ nhạc
từ thơ của thầy.
Đi đi chúng ta đến công viên,
nơi anh sẽ hôn em đắm đuối...
ôi môi em, môi em như mật đắng
như móng sắc thương đau..
.....
ôm em trong tay
mà đã nhớ em ngày sắp tới..
Thầy thích hút thuốc Mélia vàng. Hôm ấy tôi biếu thầy một món quà,
bọc trong nhiều lớp giấy, là gói thuốc đó. Thầy mở ra, nhìn, cười xoà,
và rút một điếu hút liền.
Sau mấy năm ở Mỹ, được biết thầy ở Minneasota.
Kiếm chưa ra địa chỉ số phone để liên lạc thì đã nghe tin thầy mất.
Chắc thầy chẳng bao giờ biết, có một thằng học trò năm đệ nhất,
chuyên môn phá phách nghịch ngợm. Tán tỉnh chọc ghẹo nữ sinh trong lớp,
lại nhớ mãi một bài thơ của thầy viết trong bối cảnh của người dân
thành phố Budapest, Hunggary chiến đấu bằng trái tim hào hùng,
chống lại xe tăng của quân đội Liên Xô bằng vũ khí tự chế
là bom xăng Molotov.
Hãy để anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest
Anh một trái tim em một trái tim
Chúng kéo đầy đường chiến xa đại bác...( trích từ tùy bút của Khôi Việt )
Về Thanh Tâm Tuyền...
Thanh Tâm Tuyền là một tác gia chính yếu đã làm mới nền văn học Miền Nam, trước 1975 và góp phần tạo nên một khúc quanh cho văn học Việt Nam nói chung trong nửa sau thế kỷ 20. Ông đã làm mới câu thơ, bài thơ, ý thơ và quan niệm thi ca Việt Nam. Ông cũng làm mới câu văn xuôi, cách kể chuyện bắt đầu từ truyện Bếp Lửa.
Ông du nhập nghệ thuật phương Tây bằng cách đọc trực tiếp, không kinh qua trường học Pháp thuộc như các nhà văn, nhà thơ lớp trước. Ảnh hưởng phương Tây do đó có tính cách trực tiếp, tự do và sáng tạo. Ngược lại, ông có khả năng thiết lập quan hệ hữu cơ và mật thiết giữa các bộ môn văn học và nghệ thuật : Thơ, Văn, Nhạc, Họa, như ở các nước phương Tây.
Về nội dung chính yếu, chất liệu trong thơ văn Thanh Tâm Tuyền là ý thức thất bại. Thất bại của con người trước định mệnh nói chung, cụ thể là sự bất lực của giai cấp trí thức tiểu tư sản Việt Nam trước thời cuộc. Viết văn, làm thơ, làm nghệ thuật nói chung, là cố gắng vượt qua sự thất bại đó, biến nó thành nghệ thuật.
Thanh Tâm Tuyền là người sâu sắc, uyên bác, tài hoa, nghiêm túc, tư cách và tiết tháo.
Nhìn lại thơ Thanh Tâm Tuyền, tự nó, là một thế giới, và đồng thời một không gian nhìn ra thế giới. Đây là đặc tính của thơ Thanh Tâm Tuyền.Ở những nhà thơ khác dù rất hiện đại, cũng không có, hoặc không rõ nét. Ví dụ trong thơ Tô Thuỳ Yên, ta thấy thảm kịch Việt Nam; thơ Lê Đạt phản ánh tâm cảnh người dân châu thổ Sông Hồng, thơ Dương Tường đưa vào nhiều tiếng nước ngoài, thảnh thót giọt mưa dương cầm tím mộng Scheherazade, vẫn là cái liếc nhìn ra thế giới, không phải là tầm nhìn sâu thẳm, xâu xé, xoáy vào thân phận làm người, cốt yếu là người nhược tiểu. Nói như vậy, không có ngụ ý rằng thơ Thanh Tâm Tuyền nhẹ tính cách dân tộc. Phân biệt dân tộc với nhân loại là phiến diện: trong thế giới có Việt Nam và trong Việt Nam có thế giới. Trong «Guernica» của Picasso có Bến Tre, trong tranh khắc gỗ đình làng Việt Nam có Picasso.
Thơ Thanh Tâm Tuyền trong hình thức và nội dung là một bước ngoặt trong nghệ thuật và tâm thức Việt Nam là vậy.
Tuyên ngôn về thơ tự do:
Thơ tự do của Thanh Tâm Tuyền hoàn toàn phá bỏ những cấu trúc như lối thơ cũ và quan niệm nghệ thuật theo tinh thần Dionysos nổi loạn chống lại sự hài hòa theo tinh thần Apollon: "Chúng tôi theo cơn cuồng nộ bi thảm của Dionysos, của cuộc đời hôm nay ...
Nghệ thuật phá vỡ những hình thức sẵn có hỗn loạn trong những niềm cảm xúc, một nghệ thuật của say sưa, một vẻ đẹp hãi hùng mọi rợ, nghệ thuật bắt nguồn từ một nhân sinh quan bi thảm ... (Người làm thơ) không tạo những hình dáng cho cuộc đời vốn đã là một hình dáng, họ muốn nhìn thực tế bằng con mắt trợn tròn, căng thẳng phá vỡ hết mọi hình dáng để sự vật hiện ra với cái thực chất hỗn loạn không che đậy."
Đó là những câu trích từ bài tiểu luận Nỗi Buồn Trong Thơ Hôm Nay ông viết năm 19 tuổi (1955), mà các nhà phê bình xem như là tuyên ngôn về thơ tự do.
Trong tập "Liên Đêm Mặt Trời Tìm Thấy", Thanh Tâm Tuyền quan niệm rằng:
"Thơ tự do không gieo vần lối đồng âm, đồng thanh, vần của nó là vần ẩn giấu cách xa (có thể đi tới khác âm, nghịch thanh), nhịp điệu của nó là sự phối hợp của một toàn thể không khuôn trong một số câu nhất định khiến cho hơi thơ tự do dễ kéo dài hơn các hơi thơ khác".
Ngoài ra ông còn đề cập đến loại nhịp điệu của hình ảnh và ý tưởng, nói chung đó là nhịp điệu của ý thức.
Thơ ông còn dùng kỹ thuật tạo hình lập thể và siêu thực: coi đời sống là những mảng đứt đoạn, thực tại là một chuỗi liên tục những mảng đứt đoạn ấy và tiềm thức là nguồn sáng tạo vô biên; do vậy thơ Thanh Tâm Tuyền rất gần với thơ của những nhà thơ trong trường phái siêu thực của Pháp như Paul Eluard, Breton, Aragon, Rimbaud ... và hình ảnh trong thơ Thanh Tâm Tuyền, nếu nhìn dưới khía cạnh hội họa, có nhiều nét gần gũi với tranh của các họa sĩ siêu thực Max Ernst, René Magritte, Salvador Dali, Pierre Roy ... " Được sáng tạo ra từ những thúc đẩy ở ngoài phạm vi luận lý và lấy chất liệu từ tiềm thức và từ những thị kiến nghệ thuật, các thi sĩ hoặc họa sĩ thuộc trường phái siêu thực đã sáng tạo nên những tác phẩm xuất phát từ những mơ mộng thuần túy của họ về một thế giới mà họ mong ước đạt
Với nguồn sáng tạo vô biên, Những hình ảnh quá khác biệt đặt cạnh nhau trong thơ ông theo kỹ thuật tạo hình siêu thực khiến người đọc khó nhận thấy những ẩn dụ trong đó, và nó tạo nên nguồn cảm hứng bất ngờ cho những nhà thơ có khát vọng đổi mới.
Thanh Tâm Tuyền là người điềm đạm, trầm ngâm, ông đọc sách nhiều và đọc kỹ lưỡng nên kiến thức rất phong phú.Tiểu thuyết của ông không nhiều nhưng đa dạng và sâu sắc. Nó là những hạnh phúc đơn giản nhưng chứa đựng những khắc khoải nội tâm, những ám ảnh cô đơn phi lý một kiếp người.Hình ảnh mới lạ:
Thơ Thanh Tâm Tuyền thường không phải là tiếng nói hay lối suy tưởng thông dụng và những hình ảnh quá khác biệt đặt cạnh nhau trong thơ ông theo kỹ thuật tạo hình siêu thực khiến người đọc khó thấy hết ý nghĩa ẩn dụ chứa trong đó:
Đêm giao thừa thế kỷ mưa rơi sao
mái sáng đường nằm chiêm bao biển giận dỗi
bàn tay mây, mắt trăng, môi nhiệt đới ( Tôi không còn cô độc )
Đó là những hình ảnh khác lạ chưa bao giờ thấy trong thi ca Việt Nam:
Đêm giao thừa ,thế kỷ, mưa rơi sao, ..., bàn tay mây, mắt trăng, môi nhiệt đới.
Đó là những hình ảnh khác lạ chưa bao giờ thấy trong thi ca Việt Nam:
Đêm giao thừa ,thế kỷ, mưa rơi sao, ..., bàn tay mây, mắt trăng, môi nhiệt đới.
Hãy để ý, trong bài hát của Trịnh Công Sơn có những câu cũng khó hiểu như thế:
Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao,
nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ ...( Diễm xưa. Trịnh Công Sơn )
Bản nhạc đầu tiên " Ướt mi" của Trịnh Công Sơn (1959), trong khi thi phẩm đầu tiên của Thanh Tâm Tuyền" Tôi Không Còn Cô Độc" (1956), vậy có thể nói, ca từ của Trịnh Công Sơn phần nào đó chịu ảnh hưởng lời thơ của Thanh Tâm Tuyền.
Còn nhiều nữa, đọc kỹ thơ ông ta sẽ thấy thêm những hình ảnh rất độc đáo:
Hơi thở giao thoa, giấc máu, bão mặn, mắt kín, mưa đêm, trán hoang đồng cỏ, cái hôn tím, bước chân thỏ rừng, hoàng hôn tóc rối, mưa thì thầm tội lỗi ...
Và những hình ảnh thật đẹp, ta đã quá quen thuộc cũng xuất phát từ thơ ông: đêm màu hồng, lệ đá xanh, nắng thủy tinh ...
"Hai mươi tuổi, Thanh Tâm Tuyền là người dẫn đường, người tiên phong đem siêu thực vào Việt Nam một cách có hệ thống và đã tạo ra những câu thơ mới nhất, giàu hình ảnh nhịp điệu, mầu sắc trong thơ văn Việt Nam thời bấy giờ.
Hơi thở giao thoa, giấc máu, bão mặn, mắt kín, mưa đêm, trán hoang đồng cỏ, cái hôn tím, bước chân thỏ rừng, hoàng hôn tóc rối, mưa thì thầm tội lỗi ...
Và những hình ảnh thật đẹp, ta đã quá quen thuộc cũng xuất phát từ thơ ông: đêm màu hồng, lệ đá xanh, nắng thủy tinh ...
"Hai mươi tuổi, Thanh Tâm Tuyền là người dẫn đường, người tiên phong đem siêu thực vào Việt Nam một cách có hệ thống và đã tạo ra những câu thơ mới nhất, giàu hình ảnh nhịp điệu, mầu sắc trong thơ văn Việt Nam thời bấy giờ.
Thanh Tâm Tuyền đã hiểu tường tận những trào lưu tư tưởng phương Tây đương thời từ những văn bản gốc và thể hiện những suy nghĩ, khám phá của mình trong văn thơ ông. Từ ngày phong trào thơ tự do ra đời, những khen chê bùng lên tranh luận dữ dội nhưng với sự đãi lọc của thời gian, và cùng những tên tuổi lừng lẫy như Tô Thùy Yên, Nguyên Sa ... thơ tự do đã có địa vị xứng đáng trong văn học Việt Nam.
Tuy nhiên cũng phải ghi nhận với ít nhiều tiếc rẻ.
Lối thơ Thanh Tâm Tuyền không có người thừa kế. Bản thân Thanh Tâm Tuyền về sau, trong tập "Thơ ở đâu xa " cũng trở về với những thể thơ truyền thống. Nhưng đây là những bài thơ làm trong lao tù CS, và chắc chắn lời thơ không thể vượt qua khỏi hàng rào kẽm gai của bên kia thù hận.
Dù sao , với thể thơ mới, ông đã mở ra những chân trời mới, cách tân quan niệm thi ca. và nó đã góp phần làm phong phú hơn trong kho tàng thi ca Việt nam.
Tuy nhiên cũng phải ghi nhận với ít nhiều tiếc rẻ.
Lối thơ Thanh Tâm Tuyền không có người thừa kế. Bản thân Thanh Tâm Tuyền về sau, trong tập "Thơ ở đâu xa " cũng trở về với những thể thơ truyền thống. Nhưng đây là những bài thơ làm trong lao tù CS, và chắc chắn lời thơ không thể vượt qua khỏi hàng rào kẽm gai của bên kia thù hận.
Dù sao , với thể thơ mới, ông đã mở ra những chân trời mới, cách tân quan niệm thi ca. và nó đã góp phần làm phong phú hơn trong kho tàng thi ca Việt nam.
Tiểu sử của nhà Thơ Thanh Tâm Tuyền
Thanh Tâm Tuyền sinh ngày 13 tháng 3 năm 1936 tại Vinh, tên thật là Dzư Văn Tâm.
Thưỏ nhỏ, ông theo mẹ vào Sài gòn ở nhà người cô làm nghề đan áo len. Sau đó ông ra Hà nội tiếp tục đi học. Ông là một học sinh xuất sắc, đỗ Tú tài một dù chưa đủ tuổi.
Năm 1952 (16 tuổi), ông dạy học tại trường Minh Tân (Hà Đông) và năm 17 tuổi, truyện ngắn Viên đạn cuối cùng đoạt giải nhất trong cuộc thi do báo Thàn chung tổ chức.Ông cộng tác với tờ tuần báo Thanh niên ( hà Nội ) đăng những truyện ngắn đầu tiên trên tuần báo Thanh Niên (Hà Nội). Truyện ngắn
Năm 1954, ông di cư vào nam hoạt động trong Tổng hội Sinh viên Hà Nội, cùng với Trần Thanh Hiệp, Nguyễn Sỹ Tế, Doãn quốc Sỹ.., chủ trương nguyệt san Lửa Việt. Ở tuổi hai mươi, với hai tác phẩm đầu tay : Tôi không còn cô độc (Thơ ) Bếp Lửa ( Văn ) Ông đã chứng tỏ một tài năng độc đáo, khởi xướng và tạo tranh luận sôi nổi về thể thơ tự do, góp phần với nhóm Sáng tạo mà ông tham gia vào năm 1956-1960.Thơ tự do đã thổi một luồng gió mới trong nền văn học miền Nam. Nói cách khác, ông đã đóng góp phần lớn trong dòng sinh hoạt văn học miền Nam từ 1954-1975.
Năm 1955, ông vào Sài Gòn, cùng các bạn làm làm tờ Dân Chủ mà Thanh Tâm Tuyền và Trần Thanh Hiệp phụ trách phần văn nghệ. Mai Thảo gửi đến đoản văn "Đêm giã từ Hà Nội". Thanh Tâm Tuyền "kinh ngạc", mời tác giả đến toà soạn. Từ đó, "nhóm"' có thêm Mai Thảo, chủ trương tuần báo Người Việt (tiền thân của tờ Sáng Tạo), với sự cộng tác của Lữ Hồ, Ngọc Dũng, Duy Thanh, Quách Thoại.
Tháng 10 năm 1956, Sáng Tạo ra đời. Từ 1956 đến 1960, Mai Thảo làm chủ bút. Năm 1956, hai mươi tuổi, Thanh Tâm Tuyền cho in cuốn sách đầu tay Tôi không còn cô độc(thơ), và năm sau Bếp lửa (văn, 1957), hai tác phẩm đánh dấu sự thay đổi diên mạo văn học miền Nam, đến thời đó vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề của lãng mạn tiền chiến.
Năm 1962, Thanh Tâm Tuyền nhập ngũ, 1966, giải ngũ, 1969, tái ngũ, ở trong quân đội đến 1975. Cấp bực cuối cùng là đại úy trong Quân lực Việt Nam Cộng hoà.
Sau 1975, bị đi tù cải tạo 7 năm qua nhiều trại giam khắc nghiệt ngoài Việt Bắc. Thanh Tâm Tuyền ra tù 1982. Sang định cư tại Hoa Kỳ từ tháng 4 năm 1990 theo diện HO. sống ở tiểu bang Minnesota , Hoa Kỳ. Ông theo học điện toán và làm việc tại St Paul Tecnical college và về hưu năm 2001.
Thời gian ở Mỹ, ông sống ẩn dật, viết rất ít, trừ những bài tưởng niệm các bạn văn nghệ đã một thời gắn bó cùng ông.
Thời gian ở Mỹ, ông sống ẩn dật, viết rất ít, trừ những bài tưởng niệm các bạn văn nghệ đã một thời gắn bó cùng ông.
Thanh Tâm Tuyền mất năm 2006, khi mới bước vào tuổi 70.
Một số thơ của ông đã được Phạm Đình Chương và Cung Tiến phổ thành những nhạc phẩm rất nổi tiếng như: Bài ngợi ca tình yêu, Dạ tâm khúc, Đêm màu hồng, Lệ đá xanh, Nửa hồn thương đau.
Những sáng tác:
Thơ
- Tôi không còn cô độc (Người Việt, Sài Gòn, 1956)
- Liên, Đêm, Mặt trời tìm thấy (Sáng Tạo, 1964)
- Thơ ở đâu xa (Trầm Khắc Phục xuất bản, California, 1990)
Tiểu thuyết
- Bếp lửa (Nhà xuất bản. Nguyễn Đình Vượng, 1957)
- Cát lầy (Giao Điểm, 1967)
- Mù khơi (1970)
- Tiếng động (1970)
- Một chủ nhật khác (Văn, 1975)
- Ung thư (đăng nhiêu kỳ trên báo Văn, chưa xuất bản)
Truyện ngắn
- Khuôn mặt (Sáng Tạo, 1964)
- Dọc đường (Tân Văn, 1966)
Kịch
- Ba chị em (1967)
Phiếm luận
- Tạp ghi (1970)
Về bếp lửa. ( 1957)
Trong truyện Bếp Lửa, sáng tác năm hai mươi tuổi, Thanh Tâm Tuyền đã hạ một câu kết, để đời, - khi hiu hắt, khi ngời sáng, trong tâm thức thế hệ chúng tôi :
" Anh yêu quê hương vô cùng và anh yêu em vô cùng ".
Đời người, vô cùng rồi cũng đến vậy thôi.
Vô cùng Thanh Tâm Tuyền.
Thanh. Tâm. Tuyền.
Thanh Tâm
Tuyền.
Về bài thơ : Hãy cho anh khóc bằng mắt em...
Ngày 1-11-1956, 3000 xe tăng Liên xô vượt biên giới tiến vào Hunggary cùng với 11 sư đoàn quân Xô viết . Ngày 4-11, đại pháo Xô viết khai hỏa và xe tăng Liên xô ào ạt xông vào thủ đô Budapest.
Nhân dân Hung Gia Lợi vô cùng dũng cảm chiến đấu chống lại cuộc xâm lược của Hồng quân Liên Xô. Nhưng lực lượng hai bên quá chênh lệch nên chỉ sau ba ngày quyết tử cho tự do, dân chủ, độc lập dân tộc, thủ đô Budapest bị dìm trong máu lửa và chết chóc.
Nhà thơ Thanh Tâm Tuyền ( vừa 21 tuổi ) đã phẫn nộ, đau đớn, trái tim rỉ máu và khao khát được khóc la, được run giận, được chia xẽ đau đớn... bằng chính thể xác của những cặp uyên ương trong thành phố Budapest để thông cảm đến tận cùng những nỗi thống khổ vô biên của họ:
Hãy cho anh khóc bằng mắt em những cuộc tình duyên Budapest
Hãy cho anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest
Anh một trái tim em một trái tim
Chúng kéo đầy đường chiến xa đại bác
Hãy cho anh giận bằng ngực em
Như chúng bắn lửa thép vào
Môi son họng súng
Mỗi ngã tư mặt anh là hàng rào
Hãy cho anh la bằng cổ em
Trời mai bay rực rỡ
Chúng nó say giết người như gạch ngói
Như lòng chúng ta thèm khát tương lai
Hãy cho anh run bằng má em
Khi chúng đóng mọi đường biên giới
Lùa những ngón tay vào nhau
Thân thể anh chờ đợi
Hãy cho anh ngủ bằng trán em
Đau dấu đạn
Đêm không bao giờ không bao giờ đêm
Chúng tấn công hoài những buổi sáng
Hãy cho anh chết bằng da em
Trong dây xích chiến xa tội nghiệp
Anh sẽ sống bằng hơi thở em
Hỡi những người kế tiếp
Hãy cho anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest
Những cuộc tình duyên Budapest
Anh một trái tim em một trái tim
Chúng kéo đầy đường chiến xa đại bác
Hãy cho anh giận bằng ngực em
Như chúng bắn lửa thép vào
Môi son họng súng
Mỗi ngã tư mặt anh là hàng rào
Hãy cho anh la bằng cổ em
Trời mai bay rực rỡ
Chúng nó say giết người như gạch ngói
Như lòng chúng ta thèm khát tương lai
Hãy cho anh run bằng má em
Khi chúng đóng mọi đường biên giới
Lùa những ngón tay vào nhau
Thân thể anh chờ đợi
Hãy cho anh ngủ bằng trán em
Đau dấu đạn
Đêm không bao giờ không bao giờ đêm
Chúng tấn công hoài những buổi sáng
Hãy cho anh chết bằng da em
Trong dây xích chiến xa tội nghiệp
Anh sẽ sống bằng hơi thở em
Hỡi những người kế tiếp
Hãy cho anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest
( Tháng 12. Năm 1956 )
....
tôi biết những người khóc lẻ loi
không nguôi một phút
những người khóc lệ không rơi ngoài tim mình
em biết không
lệ là những viên đá xanh
tim rũ rượi
đôi khi anh muốn tin
ngoài đời chỉ còn trời sao là đáng kể
mà bên những vì sao lấp lánh đôi mắt em
đến ngày cuối
đôi khi anh muốn tin
ngoài đời thơm phức những trái cây của thượng đế
mà bên những trái cây ngọt ngào đôi môi em
nguồn sữa mật khởi đầu
đôi khi anh muốn tin
ngoài đời đầy cỏ hoa tinh khiết
mà bên cỏ hoa quyến rũ cánh tay em
vòng ân ái
đôi khi anh muốn tin
ôi những người khóc lẻ loi một mình
đau đớn lệ là những viên đá xanh
những người khóc lệ không rơi ngoài tim mình
em biết không
lệ là những viên đá xanh
tim rũ rượi
đôi khi anh muốn tin
ngoài đời chỉ còn trời sao là đáng kể
mà bên những vì sao lấp lánh đôi mắt em
đến ngày cuối
đôi khi anh muốn tin
ngoài đời thơm phức những trái cây của thượng đế
mà bên những trái cây ngọt ngào đôi môi em
nguồn sữa mật khởi đầu
đôi khi anh muốn tin
ngoài đời đầy cỏ hoa tinh khiết
mà bên cỏ hoa quyến rũ cánh tay em
vòng ân ái
đôi khi anh muốn tin
ôi những người khóc lẻ loi một mình
đau đớn lệ là những viên đá xanh
tim rũ rượi
( Lệ đá xanh .1956 )
......
Dạ Tâm Khúc
Thơ Thanh Tâm Tuyền
Nhạc : Phạm Đình Chương
Ca sĩ : Duy Trác
(*) Tổng hợp từ nhóm văn nghệ và Đặng Tiến.
(*) Tổng hợp từ nhóm văn nghệ và Đặng Tiến.
No comments:
Post a Comment