Tuesday, August 29, 2017


                              Lương khô Ready to eat ( Katrina 2005 )



T Harvy, nh Katrina

Hôm nay coi lại hai thùng lương khô quân đội còn giữ lại từ tháng 9-2005 mở ra ăn vẫn ngon lành dù đã gần 7 năm. Lạ một cái là không thấy ghi ngày hết hạn trên thùng cũng như các bịch nhỏ bên trong.
Bão Katrina xong trở về nhà, hàng ngày ra trạm phát thực phẩm của US Army gần nhà. 

Chỉ chạy xe vào, các chàng lính đứng cạnh những palette lương khô cao nghệu chào hỏi thắm thiết cứ như là mình sắp sửa ban cho họ cái gì: How many persons do you have – I have five. Thế là họ thảy lên xe hai thùng như thế này. Chạy tới một chút là một người lính khác bỏ lên xe một thùng nước 24 chai, tới chút nữa là một bịch nước đá..cứ thế mà ngồi trên xe chả phải động đậy chân tay gì cho mệt. Đã vậy luôn luôn được :Thank you for coming here. Have a nice day. Xong. Đi về. Chưa hết. Xe đồ ăn nóng chạy ngang qua nhà bấm kèn khi thấy hai vợ chồng kiến đang loay hoay với căn nhà hư hại. Năm người là năm hộp đồ ăn… Mỹ- tất nhiên- có lấy cả chục hộp cũng không ai hỏi han sao lấy nhiều thế, mà họ cũng chẳng hỏi làm chi cho mệt,cũng chả ai muốn lấy nhiều làm chi.
Đi xa một chút, cách nhà khoảng 2 miles là chỗ phát thực phẩm của nhà thờ Baptist, một căn nhà lều khổng lồ với rất nhiều loại thực phẩm khô, đồ hộp, quần áo, giày dép, đồ chơi cho trẻ con đủ loại. Có túi giấy để sẵn sàng, chỉ việc bỏ vào rồi…bưng ra. Nhà thờ Công giáo gần chỗ làm của Nhật Tân thì thực phẩm khô còn có đồ ăn nóng,các ông bà bếp- đều là người tình nguyện, đứng sau đủ mọi loại chảo nồi đồ ăn nghi ngút khói.
Gần nha Lộ Vận- Department of Motor Vehicle-cũng cung cấp thực phẩm tương tự nhưng thỉnh thoảng có American Cheese và Ham. Lãnh được tiền Foodstamp của chính phủ để đi chợ.Nhưng đi chợ phải đi hơi xa mới có vì chợ trong khu vực mình ở đều bị hư hại vì bão. Hội American Red Cross cũng cho tiền. Gia đình mình 5 người được 1250 dollar. Có trợ giúp y tế khẩn cấp cho những người không có bảo hiểm y tế. Còn nhiều thứ khác nữa nhưng vì mình lo dọn dẹp nhà cũng đủ hết ngày giờ nên không đi được. Được cấp một cái mobile home để ở vì nguyên tầng dưới bị lụt, nước chỉ ập vào và rút ra khoảng 1 ngày nhưng cũng đủ hư hết đồ trong nhà. Căn mobile home xinh xắn này khi qua chơi bạn bè rất thích và xí phần ngủ ở đó không chịu vô nhà, dù tầng trên vẫn ở được.
Đất nước này khi người dân bị những thiên tai như động đất, tornado, bão lụt, có cảm tưởng như người dân thiếu điều được bồng lên cho ăn là chính phủ chưa làm mà thôi.Quê hương tạm dung mà đôi khi mình thấy thắm thiết và an bình hơn quê hương chôn nhau cắt rốn quá nhiều.

Nguyn Khôi Vi

Monday, August 28, 2017



                         Joan Baez - Donna Donna (1960)

Về bài hát Donna Donna


Khởi thuỷ, Donna Donna mang tên Dana Dana, do Sholom Secunda một nhạc sĩ Mỹ gốc Do Thái nhưng sinh quán tại Ukraine sáng tác vào hồi đầu thập niên 1940.
 Nhạc phẩm được viết theo tiếng Yiddish, một loại thổ ngữ của dân Do Thái lang bạt ở vùng Đông Âu. Cho mãi đến khi chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt.,nhạc phẩm được chuyển sang Anh ngữ và được ca sĩ Joan Baez giới thiệu vào giữa thập niên 1950. Donna Donna đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới và đã được Joan Baez thu âm vào năm 1960, và tựa đề  đã được đổi thành Donna Donna theo đúng chất giọng của Joan Baez. 
Đến năm 1964, Donna Donna lại được dịch sang tiếng Pháp, và được nam ca sĩ Claude François tạo nên một cơn sốt mới.
Dĩ nhiên Donna Donna cũng theo chân dòng nhạc ngoại quốc đến Việt Nam vào khoảng cuối thập niên 1960. Điểm lạ kỳ là dù rằng Donna Donna lan toả ra thế giới từ một nhạc sĩ Mỹ gốc Do Thái được giới thiệu trong một thể nhạc đồng quê (countryside music) của Mỹ, nhưng Donna Donna đến Việt Nam lại từ phiên bản tiếng Pháp. Điều này cho thấy, dù người Mỹ đã đến Việt Nam từ hồi thập niên 1950 và đã dính vào cuộc chiến Quốc - Cộng ở Việt Nam, nhưng văn hoá Pháp vẫn còn ảnh hưởng sâm đậm với người Việt Nam ở miền Nam Việt Nam.
 Donna Donna được ca sĩ Thanh Lan, một giọng ca khả ái có thể hát nhạc Việt, nhạc Pháp rất hay đã làm nhiều khán giả say mê. Donna Donna cũng là một minh chứng cho sự xuất sắc về mặt ngôn ngữ học của các nhạc sĩ ở miền Nam trước năm 1975 khi phỏng dịch nhạc ngoại quốc sang lời Việt. Chỉ giữ phần nhạc, còn phần lớn các nhạc sĩ Việt Nam ở miền Nam hầu như đã đặt lời nhạc hoàn toàn khác hẳn nguyên bản.
 Tuy nhiên, phần lời Việt cũng không kém phần du dương và quyến rũ, khiến cho khán thính giả Việt Nam thêm say đắm.
 ( Quang An )

Nghe Donna Donna , bản tiếng Anh...

How the winds are laughing
They laugh with all the their might
Laugh and laugh the whole day through
And half the summer's night..




                                

Tuesday, August 22, 2017

                               (ảnh của tác giả)

Về một bài thơ
( Phạm Ngũ Yên )

Người ta cứ vỗ về nhau về một khoảng vắng biền biệt của tình yêu. 
Và có cả ngàn cách để cho người bên cạnh biết rằng mình yêu họ như thế nào. 
Khi tôi không còn cảm thấy cuộc đời này hấp dẫn như ngày tôi 30 tuổi, tôi vẫn ao ước được sống ồn ào bên cạnh nàng.
 Mỗi ngày được nhìn thấy nàng cười và nói những lời dù bâng quơ nhất. Màu môi của nàng luôn làm tôi ngỡ ngàng khi nhìn thấy, và luôn tương phản với màu trời xanh cao bên ngoài. Rồi khi tôi nhìn thấy như vậy, tôi biết tôi đã đánh mất đời mình vào trong số phận nàng. Đôi khi trong cuộc đời mình cần một ai đó. 
Rồi tôi 40 tuổi. Tôi đã vuột sự lãng mạn để tìm kiếm cơm áo khi còn ở Việt Nam. Chiều Vũng Tàu cũng qua thật nhanh trên góc phố nào xa lắc.
 Ngày tôi 50, thấm mệt và đêm về ngủ vùi. Không nghe tiếng sông đau lòng bị nhấn chìm trên một khúc quành. Chưa kịp chảy xuôi về biển. 60 tuổi. Giống như làn gió bay về nơi xa thẳm. Rất mênh mông. Và ước vọng không còn thơm mùi tóc rối rít trên đường về. Tôi chờ đợi phút yếu lòng để dừng lại, nhưng nào thấy. Những đời xe vụt qua.
Cột mốc thời gian đánh dấu 10 năm một lần. 
Sự tồn tại con đường nhờ những nụ hoa. Nhưng sự tồn tại của tình yêu nhờ những bài tình đau rát mặt. 
Hơn 60 tuổi tôi ngồi nghe buồn vui thân phận- những bàn chân quá vảng- những nụ hôn óng chuốt ngày thơ dại. Không có gì nhiều. Nhưng đủ để tôi tồn tại và làm thơ. Lời thơ đi qua căn phòng đêm có cửa sổ lạnh mở ra bên ngoài. Khu công viên tối đen và tiếng còi tàu ngấu nghiến đi qua, thành phố mang một bình yên rất lạ.

Bài thơ có tựa là MƯỜI NĂM. Lời thơ như thế này:

Từ ngực thanh xuân
Ngày đang hối hả
Anh dấu đời mình
Vào em rất lạ

Mai này nắng lóa
Nhiệm mầu trên vai
Nghe chật bàn tay
Nỗi buồn trú ẩn

Em là cơn giận
Tạt vào hồn anh
Anh là mỏng manh
Giữa ngày đổ vỡ

Tình yêu vạt gió
Nhốt hoài vẫn bay
Mõi chân đường dài
Có người đứng lại

Ngày chẳng còn ai
Góc đường nỗi nhớ
Chiếc bàn trăn trở
Vết trầy tháng năm

Em vẫn mười năm
Nụ cười lãng mạn
Từ một ngày câm
Anh về khép nép

Em như sông hẹp
Trôi qua biển buồn
Anh như đời chim
Ngủ vùi bên cỏ

Mười năm nhìn rõ
Đoạn đường mênh mông
Tình có như không
Bóng mình dội xuống

Em ơi hãy uống
Những ngày hân hoan
Hãy để thời gian
Lau dùm ngấn lệ

Mình về sông trẻ
Tắm đời cho nhau
Đàng sau nỗi đau
Môi cười hạnh phúc

 ( Phạm Ngũ Yên)

Tuesday, August 15, 2017

                                    Season of the sun
                                    by :Terry Jacks

 "Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, ta có thêm ngày nữa để yêu thương." 
(To wake at dawn with a winged heart and give thanks for another day of loving).
( Kahlil Gibran)

Những câu nói  về tình bạn :

Nếu như tình bạn là điểm yếu nhất của bạn thì bạn đã là người khỏe nhất thế giới.  (Abraham Lincoln)

Món quà giá trị nhất mà bạn có thể nhận được là một người bạn chân thành. 
( Stephen Richards)

Từ bỏ một người bạn chân thành là từ bỏ đi chính cuộc đời mình .( Sophocles)

Hai người không thể trở thành những người bạn lâu dài nếu họ không thể tha thứ cho những lỗi lầm cho nhau. (Jean de La Bruyre )

Điều tốt nhất ta có thể làm cho bạn bè của ta, đó là làm bạn của họ. 
(Henry David Thoreau)

Tình bạn đích thực giống như sức khỏe, ta chỉ biết giá trị của nó khi ta đánh mất nó.  (Charles Caleb Colton)

 Không có một thứ giá trị nào có thể đổi lấy được: tình yêu, tình bạn, danh dự, sự tôn trọng. Tất cả những điều này bạn phải tự tìm kiếm.( David Gemmell )

 Một người bạn là một người biết tất cả về ta và vẫn luôn yêu thương ta.
(Elbert Hubbard)

 Những người bạn tốt như những vì sao, không phải lúc nào ta cũng nhìn thấy họ nhưng ta biết họ luôn ở bên cạnh ta. (David Gemmell)

Tôi sẽ đi trong bóng tối với một người bạn, hơn là đi một mình ngoài ánh sáng.
 ( Helen Keller)

 Tình bạn là gì? Một tâm hồn trong hai cơ thể. ( Aristotle)

Bạn bè là sự thành thật với nhau, ngay cả khi sự thật mất lòng. ( Sarah Dessen)
Tình yêu đích thực đã khó kiếm tình, tình bạn còn khó hơn. ( Albert Einstein)

 Thuốc giải độc tốt nhất cho kẻ thù là một người bạn. ( Aristotle)

 Tình bạn làm thăng hoa hạnh phúc, làm dịu nỗi đau, nhân đôi niềm vui và chia bớt nỗi buồn  (Marcus Tullius Cicero)

Khi bạn cảm thấy lạnh lẽo, cả thể xác lẫn tâm hồn và bạn không biết phải làm gì, hãy nhớ đến tình yêu, tình bạn, chúng sẽ sẽ làm bạn thấy ấm áp. 
(Stephen Cosgrove)

Một người bạn có thể nói với ta những lời mà chính ta không dám nói với bản thân mình. (Frances Ward Weller)

Bạn bè là một gia đình mà ta đã lựa chọn. ( Jess C. Scott)

Một bông hoa hồng có thể làm thành một khu vườn, một người bạn làm nên một thế giới 
( Leo Buscaglia)

Nếu không có những người bạn, chẳng ai muốn sống trên đời này cả, ngay cả khi họ có tất cả mọi thứ khác ( Aristotle)

( theo Datanet)

Thursday, August 10, 2017

                                     
                                    Đại lộ Nguyễn Huệ nhìn từ trên cao


Đ nh m t th i
ta đ ã đi qua
đ ti ếc m t đ i
s ư ơng kh ói ph ôi pha


Cách đặt tên đường của chính quyền VNCH

Sau khi Pháp rút khỏi Việt Nam năm 1955, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa thành lập Ủy ban đổi tên đường đô thành để thay tên các con đường do Pháp đặt sang tiếng Việt. Chúng được đặt theo từng cụm, gồm các nhân vật hay sự kiện gần gũi nhau mang nhiều ý nghĩa lịch sử.
Đi từ cửa ngõ vào tới trung tâm Sài Gòn sẽ thấy cả một chiều dài lịch sử của Việt Nam qua từng con đường. Cửa ngõ Bến xe Miền Tây có các đường Hồng Bàng, Hùng Vương, An Dương Vương, Bà Triệu... rồi đến Lý Nam Đế, Lý Thường Kiệt, Triệu Quang Phục... tiếp đến là Mai Hắc Đế, Phùng Hưng, Ngô Quyền, Lý Chiêu Hoàng...
Các bến sông Vạn Kiếp, Hàm Tử, Chương Dương... được đặt theo tên các trận đánh hiển hách của quân dân nhà Trần trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai 1284-1285. Còn bến Bạch Đằng được đặt theo con sông nơi Ngô Quyền lãnh đạo quân dân đánh thắng quân Nam Hán năm 938...
Càng gần trung tâm, các sự kiện, nhân vật càng tiệm cận đến hiện tại. Tại quận 1, con đường trước cổng Dinh Độc Lập (nối đến Thảo Cầm viên) dài hơn một km trước đây tên Thống Nhất (nay là đại lộ Lê Duẩn). Tên gọi này được cho là mang hàm ý sau dòng chảy 4.000 năm lịch sử thì tất cả đều tập trung về đây - đại lộ đẹp và rộng dẫn thẳng vào cơ quan quyền lực cao nhất thời đó.
Phía trước, đường một chiều chạy ngang cổng chính Dinh Độc Lập và TAND TP HCM được mang tên Công Lý (được cho là để ám chỉ công lý thì chỉ một chiều đúng hoặc sai). Sau năm 1975, đường Công Lý được đổi tên thành Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
Dọc theo Đại lộ Thống Nhất có 2 đường nhỏ mang tên Hàn Thuyên và Alexandre de Rhodes để nhớ ơn những người đã tạo ra ngôn ngữ cho nước Việt. Hàn Thuyên là người sáng tạo ra chữ Nôm (được người Việt dùng trong gần 10 thế kỷ) để thay cho chữ Hán. Còn Alexandre de Rhodes - giáo sĩ người Pháp, có công lớn trong việc tạo ra chữ Quốc ngữ đang sử dụng.
Hai mặt cửa Đông và Tây chợ Bến Thành cũng có 2 đường song song được đặt tên theo danh nhân Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh một cách đầy ngụ ý. Một người khởi xướng phong trao Đông Du, người còn lại thì kêu gọi cải cách, học theo những tư tưởng tiến bộ của phương Tây để phát triển.
Trong khi đó, tên các danh tướng nhà Trần được đặt cho các tuyến đường gần nhau ở khu Tân Định (quận 1), gồm: Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư, Trần Quang Khải...
Cụm danh tướng nhà Lê ở quận 4 gồm: Đinh Lễ, Lê Quốc Hưng, Lê Thạch, Lê Văn Linh.
Ở khu vực quận 3 là những con đường mang tên nhà văn, nhà thơ, học sĩ: Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Lê Ngô Cát, Đặng Trần Côn, Tú Xương, Nguyễn Gia Thiều... cùng các võ tướng Tây Sơn như: Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu, Ngô Thời Nhiệm.
Các nhà cách mạng tham gia khởi nghĩa Yên Bái chống Pháp (1930) gồm Nguyễn Thái Học (người sáng lập Việt Nam Quốc dân Đảng), Cô Giang (Nguyễn Thị Giang – vợ ông Nguyễn Thái Học), Cô Bắc (tên thật là Nguyễn Thị Bắc - em gái Cô Giang), Phó Đức Chính, Ký Con (tên thật là Đoàn Trần Nghiệp), Nguyễn Khắc Nhu... nằm ở khu vực Bến Thành (quận 1).
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư, Hội đồng đặt tên đường thời đó (1955) thường đặt theo khóm, cụm. 
Đó là cách đặt tên rất khoa học và rất hay, chỉ cần biết một tên đường có thể hình dung ra một khu vực.

( từ FB Đô thành Sài gòn )

Tuesday, August 1, 2017










                         
          
ừ  hôm
em qua b ên kia sông
Ta có đưa theo 
mt tấm lòng
  để v ái tr cho con sáo nhỏ
một đời yên 
một đời yên 
một bến sông trong.. 

Hoàng Lộc