Rừng..(ảnh KV)
Tản mạn về Rừng..
( Khôi Việt )
Những ngày
xưa trong nhiều lần hành quân, thường băng qua những khu rừng cháy đen khô khốc,
vì trước đó đã được rải thuốc khai quang (Agent Orange) khi rừng khô lá thì
không quân ném bom Napalm cho cháy, để phe Bắc Quân không còn chỗ ẩn náu. Đa số
là rừng già nên sau khi cháy, trơ ra những cây cổ thụ cao ngất sạm đen nham nhở,
đứng buồn bã hiu hắt dưới một bầu trời mờ mịt thê lương. Rồi cũng có lúc đụng
trận, có chết, có bị thương, tại nhiều nơi có những khu rừng tiều tuỵ ấy. Rừng
cháy khô, nên không còn một chút mầm xanh cây cỏ nào, chim chóc cũng không. Dừng
quân lại là thấy xung quanh một sự im lặng rợn người. Nhưng tôi yêu những khu rừng
cháy nám này, vì bố trí quân trong đó hoặc đụng trận cũng dễ quan sát. Đi trong
rừng già bí rị, di chuyển chậm và ngột ngạt. Đụng trận xong mang được thương
binh ra trảng trống, cho trực thăng tải thương được là cả một vấn đề.
Rừng rậm quân đi rất khó khăn và chậm chạp, đôi khi người khinh binh phải dùng dao chặt dây leo rừng mở lối. Len lỏi nhiều nên tôi nhận thấy rừng Việt Nam rất nhiều cây gỗ quý. Sở dĩ biết được là nhờ những hạ sĩ quan già chỉ cho tôi. Cây Gõ và Cẩm Lai dễ nhận ra bởi chúng có cái tàng cây xoè ra rất đặc biệt. Vùng mật khu Hắc Dịch và Bời Lời, Dương Minh Châu, cây gỗ quý nhiều vô cùng. Bời Lời cũng là tên một loại cây, không quý lắm, nhưng gỗ của nó đóng bàn ghế rất đẹp vì có màu vàng nâu và không bị mối mọt, lá hay vỏ nó cũng có nhiều công dụng mà lâu quá rồi tôi không còn nhớ. Có lần đi qua một khu rừng cháy nám, ngửi thấy một mùi thơm rất lạ mà không biết từ đâu, người lính mang máy truyền tin nói với tôi: chỗ này chắc nhiều cây Giáng Hương bị cháy lắm ông thầy. Sao mày biết. Nghe mùi nó ông thầy, gỗ nó xẻ ra đóng đồ rồi vẫn thơm hoài. Quý lắm đó.
Binh sĩ hay gọi tôi là ông thầy hoặc “thẩm quyền”, nó biểu lộ sự thương mến, chứ mình chẳng phải ghê gớm gì. Hồi xưa không để ý mấy, nghe nói cây Giá Tỵ đóng bàn ghế tốt và chịu nắng mưa không mục. Sau này mới biết nó là cây gỗ Tếch (Teak). Loại này thì mình có cả nguyên khu rừng luôn. Ở vùng Long Thành hay Phương Lâm? Lâu quá rồi trí óc giờ cũng mù mờ không còn nhớ rõ.
Nói về gỗ quý, giờ tôi nhớ lại cây Gõ gần doanh trại của tôi chừng hai cây số, vì du kích hay leo lên cây Gõ để quan sát hoạt động ở trong trại. Và nhiều lần đã pháo kích vào. Tôi đã thương lượng với ban trị sự của xã để hạ nó xuống. Xã đồng ý, nhưng tôi phải cho binh sĩ phụ giúp, vì nó rất lớn mấy người ôm mới giáp. Sau tôi được bên chính quyền xã tặng cho vài khúc gỗ khá lớn. Đóng hai cái bàn và ghế cho đơn vị, phần còn lại đóng được cái giường ngủ và một cái bàn đêm(night table) cho hai chúng tôi. Đóng xong, tạm thời để mộc như vậy xài tạm vì chưa mua được véc ni, mấy tuần sau cả bàn ghế lẫn giường, đều tự động lên nước một màu nâu đen. Mấy ông thượng sĩ già nói nó là Gõ đen. Rất quý. Chắc trên thế giới khó có loại cây gỗ nào tự động đổi màu kỳ lạ đến thế.
Rừng rậm quân đi rất khó khăn và chậm chạp, đôi khi người khinh binh phải dùng dao chặt dây leo rừng mở lối. Len lỏi nhiều nên tôi nhận thấy rừng Việt Nam rất nhiều cây gỗ quý. Sở dĩ biết được là nhờ những hạ sĩ quan già chỉ cho tôi. Cây Gõ và Cẩm Lai dễ nhận ra bởi chúng có cái tàng cây xoè ra rất đặc biệt. Vùng mật khu Hắc Dịch và Bời Lời, Dương Minh Châu, cây gỗ quý nhiều vô cùng. Bời Lời cũng là tên một loại cây, không quý lắm, nhưng gỗ của nó đóng bàn ghế rất đẹp vì có màu vàng nâu và không bị mối mọt, lá hay vỏ nó cũng có nhiều công dụng mà lâu quá rồi tôi không còn nhớ. Có lần đi qua một khu rừng cháy nám, ngửi thấy một mùi thơm rất lạ mà không biết từ đâu, người lính mang máy truyền tin nói với tôi: chỗ này chắc nhiều cây Giáng Hương bị cháy lắm ông thầy. Sao mày biết. Nghe mùi nó ông thầy, gỗ nó xẻ ra đóng đồ rồi vẫn thơm hoài. Quý lắm đó.
Binh sĩ hay gọi tôi là ông thầy hoặc “thẩm quyền”, nó biểu lộ sự thương mến, chứ mình chẳng phải ghê gớm gì. Hồi xưa không để ý mấy, nghe nói cây Giá Tỵ đóng bàn ghế tốt và chịu nắng mưa không mục. Sau này mới biết nó là cây gỗ Tếch (Teak). Loại này thì mình có cả nguyên khu rừng luôn. Ở vùng Long Thành hay Phương Lâm? Lâu quá rồi trí óc giờ cũng mù mờ không còn nhớ rõ.
Nói về gỗ quý, giờ tôi nhớ lại cây Gõ gần doanh trại của tôi chừng hai cây số, vì du kích hay leo lên cây Gõ để quan sát hoạt động ở trong trại. Và nhiều lần đã pháo kích vào. Tôi đã thương lượng với ban trị sự của xã để hạ nó xuống. Xã đồng ý, nhưng tôi phải cho binh sĩ phụ giúp, vì nó rất lớn mấy người ôm mới giáp. Sau tôi được bên chính quyền xã tặng cho vài khúc gỗ khá lớn. Đóng hai cái bàn và ghế cho đơn vị, phần còn lại đóng được cái giường ngủ và một cái bàn đêm(night table) cho hai chúng tôi. Đóng xong, tạm thời để mộc như vậy xài tạm vì chưa mua được véc ni, mấy tuần sau cả bàn ghế lẫn giường, đều tự động lên nước một màu nâu đen. Mấy ông thượng sĩ già nói nó là Gõ đen. Rất quý. Chắc trên thế giới khó có loại cây gỗ nào tự động đổi màu kỳ lạ đến thế.
Chỉ một vài
khu rừng mà tôi đi qua, gỗ quý đã nhiều như vậy. Trong khi nước mình từ miền
Trung trở xuống rừng già bạt ngàn. Tôi yêu rừng, vì nó ôm ấp và che chở con người.
Chẳng biết tôi nghĩ vậy có đúng không, đụng trận trong những khu rừng già khó bắn
trúng nhau vì cây dày đặc. Có lần “tao ngộ chiến” trong một cánh rừng khô, bắn
nhau cả buổi trời mà bên ta chẳng có ai chết, phe địch cũng không, họ có bị
thương hay không thì không biết. Những cây cổ thụ già đã đứng che chắn cho cả
hai bên.
Không chỉ cây rừng mới che chở chúng ta, những dây leo mọc chằng chịt trong rừng chẳng phải thừa thãi và vô tác dụng. Có những dây leo bằng cổ chân hoặc lớn hơn, đi rừng hết nước thì kiếm nó, chặt ngang một khúc hứng cũng được cả bidon nước. Hầu hết những dây rừng đều là vị thuốc, đại loại như dây Gấm, dây Gùi tiêu độc, xả nước độc tích tụ trong người như phù thũng sinh ra bởi thiếu dinh dưỡng, dây Huyết rồng trị thiếu máu, dây Cam Thảo, Đỗ Trọng, một vị thuốc gần như không thể thiếu trong bất cứ một toa thuốc Bắc nào, có rất nhiều trong vùng núi Dinh và Hắc Dịch. Một loại dây được mua rất mắc tiền và chở về Trung Quốc là dây Mối, tôi nghĩ họ đặt cho nó cái tên ấy để che bớt giá trị thực sự của nó. Và họ cũng dấu không nói công dụng của nó là gì. Loại dây này không nhiều, hơi khó kiếm một chút, vạt mỏng ra nó có mùi hăng hắc đặc biệt của thuốc Bắc. Tôi đã sắc nước dây Gùi cho bạn bè trong tù uống để trị phù nước trong cơ thể họ, và thấy rất hiệu nghiệm. Chúng ta đã tàn phá rừng, tận diệt cả những cây thuốc quý báu. Đã bệnh chết trên những đống thuốc mà không biết.
Ngôi làng tôi ở trước khi qua Mỹ chỉ là một trong những làng chài nhỏ dọc theo quốc lộ 15 đi ra Vũng Tàu, hầu hết những căn nhà tường được dựng lên sau 54, hệ thống kèo cột, đòn dông trong nhà đều bằng gỗ quý như Gõ đỏ hoặc Cẩm Lai. Nhiều ngôi nhà ba gian hai chái vùng ngoại ô Sài Gòn như các bạn cũng đã biết, cột trong nhà toàn bằng gỗ Lim, Gõ đỏ, Gõ mật. Tôi nghĩ với tình trạng khai thác rừng ồ ạt như bấy lâu nay. Những căn nhà đó chắc hẳn là vô giá.
Ngày em tôi về Việt Nam, có đi ra Vũng Tàu. Em nói, núi Dinh bây giờ chẳng còn một cái cây nào, nó trắng xoá bốc khói, nhìn nhức cả mắt trong nắng mùa Hạ.
Mai đây chẳng còn những cánh rừng mênh mông để mà cháy nám trơ xương. Rừng và cây đã sắp trở thành huyền thoại trong thế hệ con cháu chúng ra rồi.
Không chỉ cây rừng mới che chở chúng ta, những dây leo mọc chằng chịt trong rừng chẳng phải thừa thãi và vô tác dụng. Có những dây leo bằng cổ chân hoặc lớn hơn, đi rừng hết nước thì kiếm nó, chặt ngang một khúc hứng cũng được cả bidon nước. Hầu hết những dây rừng đều là vị thuốc, đại loại như dây Gấm, dây Gùi tiêu độc, xả nước độc tích tụ trong người như phù thũng sinh ra bởi thiếu dinh dưỡng, dây Huyết rồng trị thiếu máu, dây Cam Thảo, Đỗ Trọng, một vị thuốc gần như không thể thiếu trong bất cứ một toa thuốc Bắc nào, có rất nhiều trong vùng núi Dinh và Hắc Dịch. Một loại dây được mua rất mắc tiền và chở về Trung Quốc là dây Mối, tôi nghĩ họ đặt cho nó cái tên ấy để che bớt giá trị thực sự của nó. Và họ cũng dấu không nói công dụng của nó là gì. Loại dây này không nhiều, hơi khó kiếm một chút, vạt mỏng ra nó có mùi hăng hắc đặc biệt của thuốc Bắc. Tôi đã sắc nước dây Gùi cho bạn bè trong tù uống để trị phù nước trong cơ thể họ, và thấy rất hiệu nghiệm. Chúng ta đã tàn phá rừng, tận diệt cả những cây thuốc quý báu. Đã bệnh chết trên những đống thuốc mà không biết.
Ngôi làng tôi ở trước khi qua Mỹ chỉ là một trong những làng chài nhỏ dọc theo quốc lộ 15 đi ra Vũng Tàu, hầu hết những căn nhà tường được dựng lên sau 54, hệ thống kèo cột, đòn dông trong nhà đều bằng gỗ quý như Gõ đỏ hoặc Cẩm Lai. Nhiều ngôi nhà ba gian hai chái vùng ngoại ô Sài Gòn như các bạn cũng đã biết, cột trong nhà toàn bằng gỗ Lim, Gõ đỏ, Gõ mật. Tôi nghĩ với tình trạng khai thác rừng ồ ạt như bấy lâu nay. Những căn nhà đó chắc hẳn là vô giá.
Ngày em tôi về Việt Nam, có đi ra Vũng Tàu. Em nói, núi Dinh bây giờ chẳng còn một cái cây nào, nó trắng xoá bốc khói, nhìn nhức cả mắt trong nắng mùa Hạ.
Mai đây chẳng còn những cánh rừng mênh mông để mà cháy nám trơ xương. Rừng và cây đã sắp trở thành huyền thoại trong thế hệ con cháu chúng ra rồi.
Nguyễn Khôi Việt ( tháng 8. 2018)
No comments:
Post a Comment