Thư Quán Bản Thảo
( số 85. Tháng 7/19)
Về Houston
Trần Hoài Thư
Trần Hoài Thư
Về Houston lần
này mọi sự được êm đẹp ngoài sự tưởng tượng của tôi. Trước hết là tình trạng sức
khỏe của Y. Không có dấu hiệu gì chứng tỏ để tôi quan ngại. Năm ngoái, đã
mua vé tàu đành bỏ vì đến gần ngày đi thì Y. phải được đưa vào Emergency và phải
nằm trong phòng đặc biệt mất một tuần lễ, mạng sống như sợi chỉ mành treo
chuông. May mắn thứ hai là con tôi được mấy ngày nghỉ. Nó lái xe từ tiểu
bang cạnh qua NJ để thay mặt tôi chăm sóc mẹ.
Như vậy là
tôi lên đường như một kẻ ẩn sĩ xuống núi. Buổi sáng tinh sương lành lạnh, phi
trường ít người, ít xe vì quá sớm, khiến tôi dễ dàng tìm bãi gởi xe rẻ tiền
để từ đây xe bus bốc đưa về phi trường. Tôi gởi vali hành lý vì nó quá nặng,
quá khó mang theo bên mình. Hành lý chỉ là những tập thơ tôi mới in. Nhất là lần
in này, tôi làm bìa có vân nổi trên giấy láng. Nhan tựa của tập thơ mới nhất
là Đá, lấy từ tựa một bài thơ hiện diện ở trong thi phẩm:
Em có bao
giờ thấy một người nào chắn đạn ?
Em có bao giờ nhìn những khói đá bốc lên
Và những tia lửa hồng tức tối xẹt cuồng điên
khi trăm ngàn đầu đạn đâm vào thân thể đá ?
Em có bao giờ nhìn những khói đá bốc lên
Và những tia lửa hồng tức tối xẹt cuồng điên
khi trăm ngàn đầu đạn đâm vào thân thể đá ?
Và bây giờ
anh cũng mong được làm phiến đá
Để chai lì với những bọt sủi niềm đau !
Để chai lì với những bọt sủi niềm đau !
Đó là những
gì tôi chỉ có thể có được trong đời sống hiện nay. Bạn bè thương tôi, cảm thông
hoàn cảnh của tôi, tôi biết làm sao mà đền đáp. Chỉ có tập thơ này. Nó do chính
tự tay tôi làm, từ đầu đến cuối, từ A đến Z. Nó hèn mọn lắm:
Xin tặng đời,
một món quà hèn mọn
Tôi không biết lấy gì đền đáp chỉ thơ
Tôi đang ở tận cùng những mất mát tuổi già
Xin rộng lượng để bàn tay tôi khỏi vuột !
Tôi không biết lấy gì đền đáp chỉ thơ
Tôi đang ở tận cùng những mất mát tuổi già
Xin rộng lượng để bàn tay tôi khỏi vuột !
Sau gần bốn
giờ bay, tôi đã được thở trong một cõi đất trời khác, thế giới khác. Những ngôi
lầu, building, những con đường tấp nập xe cộ đã thay thế những hàng cây xanh,
những con nai, hay những ngôi giáo đường … Người đón tôi ở phi trường là Bùi
Huy tức là nhà thơ Tô Thẩm Huy. Vẫn là mái tóc bồng bềnh, dù kỳ này thấy anh mập
hơn xưa. Cám ơn đất trời đã cho tôi có những bạn bè tốt. Và cảm tạ văn chương
đã cho đời những tâm hồn đồng điệu. Quen biết là một sợi dây buộc hai người,
nhưng với những kẻ mang giòng máu thơ văn, sợi dây ấy càng buộc chặt hơn…
Có phải ?
Có phải ?
Tôi nói lên
niềm mong mỏi lớn nhất của tôi trong kỳ về Houston này là được đến nhà quàn để
nhìn nhà thơ Tô Thùy Yên một lần cuối. Tôi muốn cảm ơn anh, dù trong tình trạng
bệnh hoạn trầm kha nhưng vẫn còn nhớ đến tôi, tặng tôi thi tập cuối đời của
anh. Giòng chữ run rẩy trên trang đầu, chứng tỏ là anh phải rất khó khăn lắm mới
cầm bút và viết..
Nhưng Huy cho
biết, xác anh TTY chưa được tải về nhà quàn vì nhà quàn hết chỗ. Phải dời
lại một tuần.
Việc dời lại này đã giúp Huy – người mà gia đình xem như là người nhà, và anh TTY xem như là một bào đệ, một người bạn tri kỷ về văn chương- mới được rảnh tay để “take care” toàn phần tôi trong hai ngày ở Houston.
Có lẽ có người cho việc dời ngày tang lễ hay ngày thăm viếng nhà quàn chỉ là một sự ngẫu nhiên tình cờ. Riêng tôi thì khác. Bởi chính tôi nhận được món quà vô hình vô giá này. Sự giao cảm giữa những thi sĩ thì lạ lùng lắm. Hình như họ bắt được mạch nhau. Đó là cái mạch mà đời thường không thể thấy hay cảm nhận nổi.
Việc dời lại này đã giúp Huy – người mà gia đình xem như là người nhà, và anh TTY xem như là một bào đệ, một người bạn tri kỷ về văn chương- mới được rảnh tay để “take care” toàn phần tôi trong hai ngày ở Houston.
Có lẽ có người cho việc dời ngày tang lễ hay ngày thăm viếng nhà quàn chỉ là một sự ngẫu nhiên tình cờ. Riêng tôi thì khác. Bởi chính tôi nhận được món quà vô hình vô giá này. Sự giao cảm giữa những thi sĩ thì lạ lùng lắm. Hình như họ bắt được mạch nhau. Đó là cái mạch mà đời thường không thể thấy hay cảm nhận nổi.
Gặp lại bằng
hữu
Sau khi ghé
nhà Huy để bỏ lại cái vali nặng trĩu Đá, Huy buổi trưa chở tôi đến
nhà PVN để dùng cơm. Gặp lại bạn cũ. Gặp lại chị Nh. Gặp lại Tuyên, người mà
chúng tôi xem là em gái, vui như chợ Tết. Tôi như thằng bị khóa miệng lâu năm,
giờ mới được tự do. Nói cười thả dàn. Và ăn cũng thả dàn. Món gì cũng “double”.
Dù răng chẳng còn một chiếc ! Nhất là món Bánh Canh mà PVN là đầu bếp. Tôi hỏi
về cách nấu. Và PVN thì cặn kẻ dạy tôi. Hai phút bỏ trong Microwave. Một phút
trụng nước sôi…Văn chương văn nghệ thi phú giờ này là gia chánh. Nghĩ lại,
có lẽ không có một ai có cùng một hoàn cảnh giống nhau - rất giống nhau -
như PVN và tôi… Cùng sinh vào tuổi ngựa. Cùng đi lính ở Bình Định. Cùng tốt
nghiệp lò “khu Sáu” Qui Nhơn. Cùng lưu lạc ở Nha Trang, Tháp chàm... Cùng
chủ trương tờ tạp chí “có một không hai” là TQBT suốt 18 năm nay. Cùng bị bệnh ở
chân nên phải chống gậy. Cùng có vợ bị bệnh không thể di chuyển. Và bây giờ
cùng trở thành nội tướng nấu ăn bất đắc dĩ. Chỉ có khác là bạn tôi đã trở thành
ông cố. Còn tôi thì mới lên chức ông nội.
5 giờ chiều,
anh chị Phan Xuân Sinh mở tiệc khoản đãi bạn bè. Có người đến từ VN như nhà thơ
Từ Hoài Tấn. Có người mãi tận CA như họa sĩ Nguyễn Đình Thuần. Hay từ NJ là
tôi. Hay từ Dallas như anh chị Trần Doãn Nho. Ở địa phương có anh Lương Thư
Trung, CTT, PVN, TTH v.v.. Ngoài ra còn có một số bạn khác mà
tôi quên mất tên. Tôi mang Đá ra tặng. Bởi tôi chỉ có bấy
nhiêu đề làm quà cho bạn bè. Như nhà thơ Tô Thùy Yên, dù bệnh nặng, vẫn cố gượng
viết vài giòng chữ tặng anh em. Hai người bạn tôi mong đợi là Lữ Quỳnh và
Lữ Kiều không có mặt. Lí do: họ
không về kịp.
6 giờ chiều, bạn Huy làm tài xế chở tôi và PVN ra ngoại ô Houston để tôi tham dự một party “reunion” mà người tổ chức là cháu gái tôi. Tôi không thông báo việc tôi đến Houston. Tôi muốn cả đại gia đình có mặt phải ngạc nhiên về một ông chú bụi, chú hoang đàng, chú đãng tử, chú bất cần, chú đi lính dữ, chú viết văn làm thơ... Tưởng tượng hai ông anh ruột và hai bà chị dâu của tôi sẽ phải ngạc nhiên lắm lắm. Và cả nhà sẽ phải òa vỡ niềm vui đoàn tụ...
Vậy mà khi tôi xuất hiện trước những bàn tiệc đông đảo người, bi bô huyên thuyên cười nói múa tay múa chân nhưng chẳng ai buồn ngó hay quan tâm. Đến nỗi tôi phải chặn ông anh thứ hai, nhìn ổng và hỏi: Anh biết ai không ?
6 giờ chiều, bạn Huy làm tài xế chở tôi và PVN ra ngoại ô Houston để tôi tham dự một party “reunion” mà người tổ chức là cháu gái tôi. Tôi không thông báo việc tôi đến Houston. Tôi muốn cả đại gia đình có mặt phải ngạc nhiên về một ông chú bụi, chú hoang đàng, chú đãng tử, chú bất cần, chú đi lính dữ, chú viết văn làm thơ... Tưởng tượng hai ông anh ruột và hai bà chị dâu của tôi sẽ phải ngạc nhiên lắm lắm. Và cả nhà sẽ phải òa vỡ niềm vui đoàn tụ...
Vậy mà khi tôi xuất hiện trước những bàn tiệc đông đảo người, bi bô huyên thuyên cười nói múa tay múa chân nhưng chẳng ai buồn ngó hay quan tâm. Đến nỗi tôi phải chặn ông anh thứ hai, nhìn ổng và hỏi: Anh biết ai không ?
Trời ơi, tôi đã trở thành một con người khác rồi. 6 năm chăm sóc Y. đã làm tôi thay đổi đến thế sao ? Mỗi ngày phải nuốt vào bao nhiêu muối lệ. Và mỗi ngày cũng phải nhỏ ra bao nhiêu lệ muối. Mỗi ngày tôi đóng kịch, để trở thành người bạn đồng hành với người loạn trí. Hay là tôi cũng trở thành một lão gìa điên loạn cũng nên.
Các bạn ở Houston của tôi ơi. Từ lâu tôi chưa bao giờ soi gương, nhưng kỳ về này, tôi đã được soi gương để thấy rõ hơn về mình. Tôi vẫn bụi như thời trẻ. Ngay cả chụp hình với nữ họa sĩ Thanh Hằng, áo vẫn không hề cài khuy trọn vẹn !
Như tấm
hình dưới đây, chụp cách đây 6 năm, khi đưa bà xã viếng chùa cách nhà khoảng 2
tiếng đồng hồ:
Tuổi trẻ
áo banh vào trận mạc
Tuổi già banh áo đẩy xe lăn !
Tuổi già banh áo đẩy xe lăn !
Nhìn xung quanh
ai cũng quần áo chỉnh tề, cung kính. nhìn mình thấy như môt tay du côn,
xem chỗ tôn nghiêm không ra gì. Lại ưởn ngực, để người khác chụp hình mới anh
chị chứ !
Không phải thế đâu !
Nếu kết tội
thì kết tội cái thói quen.
Cái thói quen
từ thời đánh giặc. Trong khi có kẻ gân cổ xem cái chết tựa lông hồng,
nhưng áo giáp thì che thân, áo bào che ngực, nón sắt che đầu còn ta thì
mũ rừng nhẹ hẩng, không áo giáp che mình, đưa bộ ngực lép ra mà hứng đầu tên
mũi đạn trước hết vì là lính thám kích, khi gặp bạn thì mặc bom dội pháo
rền, rũ vào quán tiếp tục banh áo:
Chiến
tranh thì vẫn là tranh chiến
Mặc. Kéo nhau vào quán chị Hai
Mặt trời đỏ ối trên vàm xáng
Banh áo. Ngâm bài thơ Cổ Lai
Mặc. Kéo nhau vào quán chị Hai
Mặt trời đỏ ối trên vàm xáng
Banh áo. Ngâm bài thơ Cổ Lai
Hớp rượu
cay cay chiều nhạt nhạt
Rừng lau trắng bạc dòng kinh xa
Ai ngồi đốt thuốc trên bờ xáng
Hay lính bộ binh quá nhớ nhà?
Rừng lau trắng bạc dòng kinh xa
Ai ngồi đốt thuốc trên bờ xáng
Hay lính bộ binh quá nhớ nhà?
Cái thói quen
banh áo, vì để hứng gió, cũng như vì ngứa ngáy mấy thứ phù vân trên người, muốn
trần truồng, muốn kêu gào tự do muôn năm, muốn thơ phải nóng với rượu để cuồn
cuộn chảy trong người… Không ngờ nó lại nằm trong máu thật, khổng chiu rời để
bây giờ lại thêm một lần banh áo bên bạn ta, cũng như trong sân chùa và
bây giờ bên cạnh vợ bạn mình thì chẳng lịch sự chút nào !
Chị TH, xin lỗi chị nhé.
Người tôi được soi gương thứ hai là Lê thị Hoài Niệm mà tôi xem là em gái. LTHN là độc giả của tạp chí TQBT từ số đầu tiên. Nhưng mãi sau 17 năm, tôi mới được cơ duyên gặp mặt. Thú thật tôi rất e dè trước phái nữ khi phải đứng ra ưởn ngực chụp hình, bởi hầu hết những cô những chị đều tỏ lòng thương hại, hay sụt sùi, hay kêu trời ơi sao anh Thư lại thảm vậy hà ! Nhưng với cô em gái tôi, ví tôi như một tiên ông đạo cốt - 4 chữ mà thật lòng tôi không hề dám nhận bởi xét ra mình quá trần tục - đã làm tôi càng thấy mỗi giao cảm kỳ diệu của những tấm lòng văn chương với nhau. Chúng tôi có cái nhìn khác cái nhìn thường tình. Và cũng vì cái nhìn này nên Houston có một ngày hội ngộ. Từ VN qua. từ CA đến. Từ NJ về. Và những triền miên lai láng tình thân chảy từ ngày đầu đến ngày cuối. Nó không phải là cái nhìn thương hại, mũi lòng. Dù hôm ấy, LTHN đã không ngừng bỏ vào cart trong một tiệm thực phẩm VN, hết đòn bánh ú này đến gói chã lụa khác, hết hộp bột nấu phở này đến hộp súp khác cho tôi, vì biết là ở chỗ tôi không có tiệm VN mà tôi rất cần để nấu ăn cho Y. Buổi trưa ở Houston nóng kinh khủng, vậy mà tôi cảm thấy mát dịu lạ thường, vì bóng mát tình bằng hữu văn chương đã rợp ngát cả lòng tôi!
Chị TH, xin lỗi chị nhé.
Người tôi được soi gương thứ hai là Lê thị Hoài Niệm mà tôi xem là em gái. LTHN là độc giả của tạp chí TQBT từ số đầu tiên. Nhưng mãi sau 17 năm, tôi mới được cơ duyên gặp mặt. Thú thật tôi rất e dè trước phái nữ khi phải đứng ra ưởn ngực chụp hình, bởi hầu hết những cô những chị đều tỏ lòng thương hại, hay sụt sùi, hay kêu trời ơi sao anh Thư lại thảm vậy hà ! Nhưng với cô em gái tôi, ví tôi như một tiên ông đạo cốt - 4 chữ mà thật lòng tôi không hề dám nhận bởi xét ra mình quá trần tục - đã làm tôi càng thấy mỗi giao cảm kỳ diệu của những tấm lòng văn chương với nhau. Chúng tôi có cái nhìn khác cái nhìn thường tình. Và cũng vì cái nhìn này nên Houston có một ngày hội ngộ. Từ VN qua. từ CA đến. Từ NJ về. Và những triền miên lai láng tình thân chảy từ ngày đầu đến ngày cuối. Nó không phải là cái nhìn thương hại, mũi lòng. Dù hôm ấy, LTHN đã không ngừng bỏ vào cart trong một tiệm thực phẩm VN, hết đòn bánh ú này đến gói chã lụa khác, hết hộp bột nấu phở này đến hộp súp khác cho tôi, vì biết là ở chỗ tôi không có tiệm VN mà tôi rất cần để nấu ăn cho Y. Buổi trưa ở Houston nóng kinh khủng, vậy mà tôi cảm thấy mát dịu lạ thường, vì bóng mát tình bằng hữu văn chương đã rợp ngát cả lòng tôi!
Còn nữa. Còn
rất nhiều những người bạn quí để tôi phải nhớ mãi trong chuyến đi này. Bùi
Huy thì lo cho tôi từng giây từng phút, và can đảm để nghe tôi nói, tôi kể, tôi
đọc thơ suốt dọc đường đưa và đón... Lữ Kiều thì ngồi cạnh tôi, vẫn dáng dấp
khoan hòa, thỉnh thoảng nói lên một vài ý nghĩ
về văn học nghệ thuật và sự trường cửu của nó. Nữ họa sĩ Thanh Hằng cũng vậy.
Ít nói. Ít bàn. Chỉ lắng nghe. Chỉ nói với ông xã để Lữ Kiều cứ tấm tức nhắc nhở
hoài một bài thơ trong Đá. Và Dung, hiền nội của Bùi Huy cũng vậy. Anh
chị PXS đôi bạn không rời, luôn luôn có mặt. Rồi anh Lương Thư Trung, Lê Hoàng
Viện, Trần Bang Thạch.. Họ đến. Và chỉ cần cái bắt tay thật chặt. Là đủ.
Tuổi già chỉ
cần bấy nhiêu. Phải vậy không ?
Trần Hoài Thư
No comments:
Post a Comment