( vẽ bởi Họa sĩ Nguyễn Nhân )
Hoàng Anh Tuấn Và Bài Thơ Còn Lại
(Bùi Bảo
Trúc)
Có một bài
thơ của Hoàng Anh Tuấn nhiều người đọc qua chỉ một lần rồi cứ nhớ mãi.
Bài thơ ấy nhan đề Bài Thơ Còn Lại, vẫn ở lại, với một số người, cho
mãi đến tận ngày hôm nay, nhất là mấy câu ở gần cuối...
Có đi ngang xin em đừng đánh phấn
Tóc buông rèm lứa tuổi thích ô mai
Mắt vương tơ của những phút học bài
Tay kheo khéo khi đánh chuyền với bạn.
Trong bốn câu trên, tôi thích nhất câu : có đi qua xin em đừng đánh phấn. Câu ấy như một lời dặn dò, như một khẩn cầu với những bước chân đang đi qua. Dặn dò hãy đừng son phấn. Hãy cứ để nguyên như thế. Hãy cứ học trò, hãy cứ hồn nhiên và hãy cứ mười sáu tuổi, hãy cứ tuổi trẻ, hãy cứ ngây thơ mới lớn. Bài thơ này Hoàng Anh Tuấn viết vào thời điểm nào thì không rõ vì ông không có thói quen ghi ngày tháng ở cuối những bài thơ của ông, nhưng nguời ta có thể đoán nó được viết trong khoảng thời gian ông ở Pháp, những năm của thập niên 50. Bài thơ tám chữ có thứ ngôn ngữ ông dùng trong những năm cuối của thập niên 50 như người ta có thể tìm thấy trong những bài thơ khác ông viết trong thời gian này.
Chúng ta hay nói, hay nghĩ và viết, hay hoài niệm về những gì không còn ở với chúng ta nữa.
Hoàng Anh Tuấn rời Việt Nam đi học ở xa năm 17 tuổi.
... Giã từ em, mười bẩy tuổi một lần
Thu rất mỏng , mưa hững hờ đẫm lá ...
Ở một thành phố chói lọi ánh sáng , trên những chuyến métro, trên những chiếc lá vàng Jacques Prévert, ở cầu Mirabeau của Apollinaire, nơi đại lộ Saint Michel, nơi tả ngạn, ở cái quán cà phê ...Hoàng Anh Tuấn vẫn nhớ lại những bước chân mềm, mái tóc rối mưa ngâu, tiếng guốc ròn rã, bức thư tình viết không bao giờ dám gửi...
Tay vụng quá nên thư không viết nổi
Mực trong bình như cẩm thạch ngẩn ngơ
Giấy trắng tinh đem bóc nhẹ từng tờ
Tầu bay giấy ngập ngừng bay ra cửa...
Bài thơ là một lời tỏ tình thuần khiết trong sạch nhất gửi cho mối tình đầu và cho tuổi trẻ đã không còn.
Trong bài thơ, Hoàng Anh Tuấn nắm tay thời gian giữ lại. Ông không muốn mối tình ấy son phấn, trang điểm. Ông không muốn làm mất đi tuổi thơ, những lúc đánh chuyền, nụ cười xinh cam thảo, ván giải gianh, bàn tay vơ nắm sỏi ... Hình ảnh giữ lại phải là nguyên bài thơ bé nhỏ, bài thơ cũ như cặp mắt bỗng nhiên mười sáu tuổi...
Em đi ngang nhịp bước có lạnh lùng
Mà sao vẫn y nguyên bài thơ cũ
Vẫn lặng lẽ để anh nghe vừa đủ
Vẫn thờ ơ cho rủ hết màn the
Vẫn mỉm cười rồi vẫn lấy tay che
Cho cặp mắt bỗng nhiên mười sáu tuổi...
Bài thơ tám chữ, hình thức diễn tả mà Hoàng Anh Tuấn dùng khá nhiều trong thơ của ông là những hình ảnh còn lại mãi trong trí của ông ở những nơi đã rất xa. Mối tình mười sáu tuổi không còn nữa. Thời gian ngủ kỹ giữ lại mãi hình ảnh của mối tình xưa cũ trước khi những nỗi lòng vỡ vụn và những gió mưa của đời sống kéo đến mà cả hai đều muốn dấu đi.
Hoàng Anh Tuấn đã tạo được cho ông một không khí mới với thứ ngôn ngữ ông dùng. Mà ngôn ngữ thơ ấy cũng không phải là những khám phá mới mẻ, phá phách như những nhà thơ cùng thời với ông. Bằng những chữ nghĩa rất quen thuộc, ông cho chúng những đời sống mới để chúng đẹp lên một cách lạ thường như vẻ đẹp không son phấn trong Bài Thơ Còn Lại.
Hoàng Anh Tuấn sinh ngày 7 tháng 5 năm 1932 ở Hà Nội. Ông đi Pháp học trong những năm 1950 và về nước năm 1958.
Ông là một lãng tử theo đúng nghĩa đẹp nhất của chữ lãng tử. Ở một thời đại khác, Hoàng Anh Tuấn chắc phải là người ôm đàn đến giữa đời như trong lời của một ca khúc tiền chiến.
Hoàng Anh Tuấn làm thơ rất nhiều, nhưng ông lại không bao giờ nghĩ đến việc in những bài thơ ấy thành một tập. Ông nói với bạn bè rằng thơ của ông ai thích thì đọc, thì thuộc. Những bài thơ ở trong tim người đọc mới quí, quí còn hơn trên những trang giấy. Mãi đến năm 2005, gia đình ông mới gom lại được một số và in thành tập thơ nhan đề Yêu Em, Hà Nội Và Những Bài Thơ Khác. Hoàng Anh Tuấn mất ngày 1 tháng 9 năm 2006 hưởng thọ 75 tuổi.
Bài Thơ Còn Lại, như tựa đề của nó, sẽ còn lại mãi với văn học Việt Nam. Nó sẽ không bao giờ là :
Bài thơ héo như hoa khô rời rã
Nép âm thầm trong trang sách bỏ quên.
Bài Thơ Còn Lại
(Hoàng Anh Tuấn)
Bước rất nhẹ như mây mềm dưới gót
E nắng buồn làm rối tóc mưa ngâu
Em tìm anh nước uốn nhịp ven cầu
Năm tháng cũ rợn tình xưa tỉnh thức
Em vẫn bé, anh vẫn còn ngây ngất
Màu áo hường còn gợn sóng âm thanh
Mắt thuyền qua nên nón vẫn nghiêng vành
Chân cuống quýt nên guốc ròn gõ cửa
Anh mở vội cả nghìn lần hớn hở
Cho hồn nhiên, mắc cở với hoài nghi
Em cúi đầu và lặng lẽ bước đi
Từ hôm ấy cửa nhà anh bỏ ngỏ
Bước rất nhẹ như hường qua sắc đỏ
Như màu trời len lén bước vào xanh
Như thời gian vò nát lá thư tình
Bước rất nhẹ như vẫn còn đứng lại
Bước rất nhẹ như mùa Thu con gái
Như bàn tay khẽ hái tiếng đàn tranh
Như chưa lần nào em nói: yêu anh
Như mãi mãi anh còn nguyên thương nhớ
Bước nhè nhẹ như bóp mềm hơi thở
Như ngập ngừng chưa nỡ xé chiêm bao
Em có về ăn cưới những vì sao
Ðể chân bước trên giòng sông loáng bạc
Ở một chỗ tưởng chừng như đi lạc
Yêu một người mà cảm thấy mênh mông
Em đi ngang nhịp bước có lạnh lùng
Mà sao vẫn y nguyên bài thơ cũ?
Vẫn lặng lẽ để anh nghe vừa đủ
Vẫn thờ ơ cho rủ hết màn the
Vẫn mỉm cười rồi vẫn lấy tay che
Cho cặp mắt bỗng nhiên mười sáu tuổi
Tay vụng quá nên thư không viết nổi
Mực trong bình như cẩm thạch ngẩn ngơ
Giấy trắng tinh đem bóc nhẹ từng tờ
Tầu bay giấy ngượng ngùng bay ra cửa!
Em nguyên vẹn là bài thơ bé nhỏ
Anh còn nguyên là một kẻ yêu em
Em đi ngang xin ráng bước cho êm
Ðừng đánh thức thời gian đang ngủ kỹ
Ðừng đẹp quá để anh đừng rối chỉ
Lấy gì đây khâu vá lại tình xưa?
Có đi ngang xin chọn lúc bất ngờ
Ðừng nói trước để anh buồn vơ vẩn
Có đi ngang xin em đừng đánh phấn
Tóc buông rèm lứa tuổi thích ô mai
Mắt vương tơ của những phút học bài
Tay kheo khéo khi đánh chuyền với bạn
Em dấu đi những nỗi lòng vỡ rạn
Anh cũng thề dấu hết gió mưa đi
Bao nhiêu ánh đèn rũ rượi tái tê
Những ngõ vắng, tối tăm anh dấu hết.
(Viết từ Bùi Bảo Trúc )
Có đi ngang xin em đừng đánh phấn
Tóc buông rèm lứa tuổi thích ô mai
Mắt vương tơ của những phút học bài
Tay kheo khéo khi đánh chuyền với bạn.
Trong bốn câu trên, tôi thích nhất câu : có đi qua xin em đừng đánh phấn. Câu ấy như một lời dặn dò, như một khẩn cầu với những bước chân đang đi qua. Dặn dò hãy đừng son phấn. Hãy cứ để nguyên như thế. Hãy cứ học trò, hãy cứ hồn nhiên và hãy cứ mười sáu tuổi, hãy cứ tuổi trẻ, hãy cứ ngây thơ mới lớn. Bài thơ này Hoàng Anh Tuấn viết vào thời điểm nào thì không rõ vì ông không có thói quen ghi ngày tháng ở cuối những bài thơ của ông, nhưng nguời ta có thể đoán nó được viết trong khoảng thời gian ông ở Pháp, những năm của thập niên 50. Bài thơ tám chữ có thứ ngôn ngữ ông dùng trong những năm cuối của thập niên 50 như người ta có thể tìm thấy trong những bài thơ khác ông viết trong thời gian này.
Chúng ta hay nói, hay nghĩ và viết, hay hoài niệm về những gì không còn ở với chúng ta nữa.
Hoàng Anh Tuấn rời Việt Nam đi học ở xa năm 17 tuổi.
... Giã từ em, mười bẩy tuổi một lần
Thu rất mỏng , mưa hững hờ đẫm lá ...
Ở một thành phố chói lọi ánh sáng , trên những chuyến métro, trên những chiếc lá vàng Jacques Prévert, ở cầu Mirabeau của Apollinaire, nơi đại lộ Saint Michel, nơi tả ngạn, ở cái quán cà phê ...Hoàng Anh Tuấn vẫn nhớ lại những bước chân mềm, mái tóc rối mưa ngâu, tiếng guốc ròn rã, bức thư tình viết không bao giờ dám gửi...
Tay vụng quá nên thư không viết nổi
Mực trong bình như cẩm thạch ngẩn ngơ
Giấy trắng tinh đem bóc nhẹ từng tờ
Tầu bay giấy ngập ngừng bay ra cửa...
Bài thơ là một lời tỏ tình thuần khiết trong sạch nhất gửi cho mối tình đầu và cho tuổi trẻ đã không còn.
Trong bài thơ, Hoàng Anh Tuấn nắm tay thời gian giữ lại. Ông không muốn mối tình ấy son phấn, trang điểm. Ông không muốn làm mất đi tuổi thơ, những lúc đánh chuyền, nụ cười xinh cam thảo, ván giải gianh, bàn tay vơ nắm sỏi ... Hình ảnh giữ lại phải là nguyên bài thơ bé nhỏ, bài thơ cũ như cặp mắt bỗng nhiên mười sáu tuổi...
Em đi ngang nhịp bước có lạnh lùng
Mà sao vẫn y nguyên bài thơ cũ
Vẫn lặng lẽ để anh nghe vừa đủ
Vẫn thờ ơ cho rủ hết màn the
Vẫn mỉm cười rồi vẫn lấy tay che
Cho cặp mắt bỗng nhiên mười sáu tuổi...
Bài thơ tám chữ, hình thức diễn tả mà Hoàng Anh Tuấn dùng khá nhiều trong thơ của ông là những hình ảnh còn lại mãi trong trí của ông ở những nơi đã rất xa. Mối tình mười sáu tuổi không còn nữa. Thời gian ngủ kỹ giữ lại mãi hình ảnh của mối tình xưa cũ trước khi những nỗi lòng vỡ vụn và những gió mưa của đời sống kéo đến mà cả hai đều muốn dấu đi.
Hoàng Anh Tuấn đã tạo được cho ông một không khí mới với thứ ngôn ngữ ông dùng. Mà ngôn ngữ thơ ấy cũng không phải là những khám phá mới mẻ, phá phách như những nhà thơ cùng thời với ông. Bằng những chữ nghĩa rất quen thuộc, ông cho chúng những đời sống mới để chúng đẹp lên một cách lạ thường như vẻ đẹp không son phấn trong Bài Thơ Còn Lại.
Hoàng Anh Tuấn sinh ngày 7 tháng 5 năm 1932 ở Hà Nội. Ông đi Pháp học trong những năm 1950 và về nước năm 1958.
Ông là một lãng tử theo đúng nghĩa đẹp nhất của chữ lãng tử. Ở một thời đại khác, Hoàng Anh Tuấn chắc phải là người ôm đàn đến giữa đời như trong lời của một ca khúc tiền chiến.
Hoàng Anh Tuấn làm thơ rất nhiều, nhưng ông lại không bao giờ nghĩ đến việc in những bài thơ ấy thành một tập. Ông nói với bạn bè rằng thơ của ông ai thích thì đọc, thì thuộc. Những bài thơ ở trong tim người đọc mới quí, quí còn hơn trên những trang giấy. Mãi đến năm 2005, gia đình ông mới gom lại được một số và in thành tập thơ nhan đề Yêu Em, Hà Nội Và Những Bài Thơ Khác. Hoàng Anh Tuấn mất ngày 1 tháng 9 năm 2006 hưởng thọ 75 tuổi.
Bài Thơ Còn Lại, như tựa đề của nó, sẽ còn lại mãi với văn học Việt Nam. Nó sẽ không bao giờ là :
Bài thơ héo như hoa khô rời rã
Nép âm thầm trong trang sách bỏ quên.
Bài Thơ Còn Lại
(Hoàng Anh Tuấn)
Bước rất nhẹ như mây mềm dưới gót
E nắng buồn làm rối tóc mưa ngâu
Em tìm anh nước uốn nhịp ven cầu
Năm tháng cũ rợn tình xưa tỉnh thức
Em vẫn bé, anh vẫn còn ngây ngất
Màu áo hường còn gợn sóng âm thanh
Mắt thuyền qua nên nón vẫn nghiêng vành
Chân cuống quýt nên guốc ròn gõ cửa
Anh mở vội cả nghìn lần hớn hở
Cho hồn nhiên, mắc cở với hoài nghi
Em cúi đầu và lặng lẽ bước đi
Từ hôm ấy cửa nhà anh bỏ ngỏ
Bước rất nhẹ như hường qua sắc đỏ
Như màu trời len lén bước vào xanh
Như thời gian vò nát lá thư tình
Bước rất nhẹ như vẫn còn đứng lại
Bước rất nhẹ như mùa Thu con gái
Như bàn tay khẽ hái tiếng đàn tranh
Như chưa lần nào em nói: yêu anh
Như mãi mãi anh còn nguyên thương nhớ
Bước nhè nhẹ như bóp mềm hơi thở
Như ngập ngừng chưa nỡ xé chiêm bao
Em có về ăn cưới những vì sao
Ðể chân bước trên giòng sông loáng bạc
Ở một chỗ tưởng chừng như đi lạc
Yêu một người mà cảm thấy mênh mông
Em đi ngang nhịp bước có lạnh lùng
Mà sao vẫn y nguyên bài thơ cũ?
Vẫn lặng lẽ để anh nghe vừa đủ
Vẫn thờ ơ cho rủ hết màn the
Vẫn mỉm cười rồi vẫn lấy tay che
Cho cặp mắt bỗng nhiên mười sáu tuổi
Tay vụng quá nên thư không viết nổi
Mực trong bình như cẩm thạch ngẩn ngơ
Giấy trắng tinh đem bóc nhẹ từng tờ
Tầu bay giấy ngượng ngùng bay ra cửa!
Em nguyên vẹn là bài thơ bé nhỏ
Anh còn nguyên là một kẻ yêu em
Em đi ngang xin ráng bước cho êm
Ðừng đánh thức thời gian đang ngủ kỹ
Ðừng đẹp quá để anh đừng rối chỉ
Lấy gì đây khâu vá lại tình xưa?
Có đi ngang xin chọn lúc bất ngờ
Ðừng nói trước để anh buồn vơ vẩn
Có đi ngang xin em đừng đánh phấn
Tóc buông rèm lứa tuổi thích ô mai
Mắt vương tơ của những phút học bài
Tay kheo khéo khi đánh chuyền với bạn
Em dấu đi những nỗi lòng vỡ rạn
Anh cũng thề dấu hết gió mưa đi
Bao nhiêu ánh đèn rũ rượi tái tê
Những ngõ vắng, tối tăm anh dấu hết.
(Viết từ Bùi Bảo Trúc )