Đóa hoa vô thường.
Bài hát của một thời kỷ niệm.
Của tình đầu..một thời mơ mộng, yêu thương
Bài hát của một thời kỷ niệm.
Của tình đầu..một thời mơ mộng, yêu thương
Đây là bài hát hay nhất, ý nghĩa nhất của Trịnh Công Sơn (theo ý mình) tác giả có viết thêm phần nhạc dạo sau mỗi đoản khúc. Tất cả có 6 đoản khúc.Tại sao người ta không chơi theo những dòng nhạc đã có sẵn nhỉ, vì anh Sơn soạn rất hay. Và chỉ có những đoạn nhạc do anh viết mới diễn tả được những lời hát trong bài.
Khánh Ly hát năm 73. Dàn nhạc Lê Văn Thiện đã chơi theo đúng như những gì anh viết.
Khánh Ly hát năm 73. Dàn nhạc Lê Văn Thiện đã chơi theo đúng như những gì anh viết.
Không thay đổi.Hình ảnh,ngôn ngữ trong bài hát nói về tình yêu khi gặp một người con gái,thật mơ hồ và siêu thực, không phải trong cõi trần gian này.
Nó cũng thể hiện nỗi khao khát đi tìm một sự tuyệt mỹ trong tâm tưởng của anh.Ta có thể dễ dàng nhận thấy sự trân trọng đẹp đẽ tột cùng trong tình yêu với những người con gái trong mộng hay thực – không ai biết và. Chỉ có anh biết?? Nhưng có những ngộ nhận khi nhiều nhạc sĩ khi viết hoà âm cho bài hát những lần thu sau này, đã tưởng rằng người con gái trong bài này là nữ tu, hoặc ni cô thì đúng hơn (vì trong bài hát họ thấy có câu: chiều em ra đứng hát kinh đầu sông, cho nên họ đã soạn hoà âm có tiếng cồng chiêng trong đó. Họ đã cho người mẫu trong video mặc đồ nâu chẳng hạn.Người con gái trong bài hát chẳng dính dáng gì đến tu hành cả.
Nàng hát kinh, chứ không cầu kinh. Cũng như lúc mời nàng về-ngồi thơm ngát hương trầm, không phải sao?
Người con gái đó không có thực,nàng không thuộc về thế giới này.
Vì: Một thời yêu dấu đã qua, gót hồng em muốn quay về, dù trần gian có xót xa, cũng đành về với quê nhà.
Về đâu, quê nhà nào, nếu không phải là cõi xa kia.Tình yêu nam nữ trong nhạc thơ của anh luôn hoàn hảo và vô cùng thánh thiện.
Và anh đã xa lánh chốn tục lụy này về ở bên cõi xa kia.
Nơi có đôi dòng “kinh sấm” bay rền vang. Nơi chốn cội nguồn xưa mà anh đã gặp nàng.
Hữu Việt
Nó cũng thể hiện nỗi khao khát đi tìm một sự tuyệt mỹ trong tâm tưởng của anh.Ta có thể dễ dàng nhận thấy sự trân trọng đẹp đẽ tột cùng trong tình yêu với những người con gái trong mộng hay thực – không ai biết và. Chỉ có anh biết?? Nhưng có những ngộ nhận khi nhiều nhạc sĩ khi viết hoà âm cho bài hát những lần thu sau này, đã tưởng rằng người con gái trong bài này là nữ tu, hoặc ni cô thì đúng hơn (vì trong bài hát họ thấy có câu: chiều em ra đứng hát kinh đầu sông, cho nên họ đã soạn hoà âm có tiếng cồng chiêng trong đó. Họ đã cho người mẫu trong video mặc đồ nâu chẳng hạn.Người con gái trong bài hát chẳng dính dáng gì đến tu hành cả.
Nàng hát kinh, chứ không cầu kinh. Cũng như lúc mời nàng về-ngồi thơm ngát hương trầm, không phải sao?
Người con gái đó không có thực,nàng không thuộc về thế giới này.
Vì: Một thời yêu dấu đã qua, gót hồng em muốn quay về, dù trần gian có xót xa, cũng đành về với quê nhà.
Về đâu, quê nhà nào, nếu không phải là cõi xa kia.Tình yêu nam nữ trong nhạc thơ của anh luôn hoàn hảo và vô cùng thánh thiện.
Và anh đã xa lánh chốn tục lụy này về ở bên cõi xa kia.
Nơi có đôi dòng “kinh sấm” bay rền vang. Nơi chốn cội nguồn xưa mà anh đã gặp nàng.
Hữu Việt
No comments:
Post a Comment