.
Miên Hạ
Loan vốc nước rửa
mặt. Để nguyên những giọt nước mát chảy đầm đẫm, len
dần qua thái dương xuống cổ, cô lắc lắc mái tóc. Thật dễ chịu.
Sự khoan khoái tẩy sạch nếp mệt mỏi sau một đêm mất ngủ.
Từ mấy hôm nay, luôn luôn những giấc mơ thường đến chập chờn
trong giấc ngủ muộn . Khoảng về sáng. Đầu cô choáng váng, ngầy ngật, đôi khi mơ hồ như vừa trải qua một cơn cảm cúm. Tuy
vậy, cũng có những khoảng khắc chợp mắt vui vẻ.. Dường như cô được thu bé lại trong căn nhà gạch
lát xi- măng, chạy nhảy, leo trèo trên cây trứng cá, lá xanh đậm chi
chít quả đỏ... Duy chỉ đêm qua, cô thấy mình đang leo lên từng
bậc tam cấp của ngôi trường nữ xây trên cao ngó xuống mực sông.
Con nhỏ bạn thân đứng núp đâu đó, nó kéo mạnh vạt áo
cô, cười khanh khách. Loan giật mình. . Hụt bậc thang,
cô trượt chân, trượt chân.. Lăn lông lốc, chới với
như trái banh bị thẩy tưng tưng trôi tuột theo triền cột... Khi tỉnh
dậy, trạng thái ê ẩm vẫn ám ảnh bám riết làm
cô hoang mang, cả tiếng cười khanh khách như vọng đâu đó.. Loan trùm kín
chăn nghe ngóng. Có lẽ mình đã té thật. Và cô ngạc
nhiên tự hỏi. Có mối tương quan nào giữa giấc mơ với đời
sống thực, mà sao chỉ một chợp mắt ngắn ngủi, cảm giác không
bình yên ùa vập, vây phủ và cái khoảnh khắc bất
ngờ đó lại rõ nét trong cô. Cả nỗi sợ hãi nữa. Gần như thật.
Loan ngoảnh nhìn khoảng
sân nhỏ sau lưng. Đông đang lúi húi tưới mấy chậu lan rừng. Sáng
nào chồng cô cũng dậy sớm, chăm chút theo dõi từng kẻ nứt, từng chồi
lá nhọn dài mà ở đó, sự thay đổi diễn biến theo mỗi
ngày. Nhìn ngón tay anh nâng niu từng mầm lá, mới biết anh mê hoa cỡ nào. Cô định lên tiếng gọi chồng, nhưng thấy anh quá chăm
chú, nên cô quay lại chậu rửa mặt. Loan nhìn đồng hồ. Không còn sớm nữa.
Nghĩ đến chuyến ngược về Phan Thiết thăm họ hàng trước chuyến đi xa, ...
lòng cô chợt nao nao.
Chuyến đi này cô
phải năn nỉ Đông, thậm chí làm mình làm mẩy mấy ngày,
mới được như ý. “Anh lo cho sức khỏe của em thôi.
Từ xưa đến giờ có khi nào em
bỏ anh ở nhà một mình đâu.” Đông buồn rầu khi
thấy vợ mau mắn xếp quần áo vào giỏ. Anh hy vọng cô sẽ thay đổi ý định
khi thấy gương mặt rầu rĩ của mình. Nhưng coi kìa. Loan vừa bỏ thêm mấy hộp phấn,
lược vào túi, vừa hát nho nhỏ. Cô có cái vẻ hớn hở của
một thiếu nữ mới lớn, lần đầu tiên được đi chơi
xa nhà.
Dầu vậy, Loan
cũng đã chuẩn bị đâu vào đó... Thức ăn mặn, rau dưa,
ruốc thịt cho chồng trong mấy ngày vắng mặt. Đông lười ăn, vụng
về bếp núc nên cô phải dặn dò, chỉ cho anh cách nấu canh,
luộc rau. Cả vị trí để mọi thứ gia vị cần thiết.
Xưa nay, một tay cô chăm chút cho chồng nên hầu như, Đông rất lười để phải
nhớ mọi đồ vật lớn nhỏ trong nhà.“ Em biết
mà- Đông càu nhàu- Vắng em, anh đâu thiết ăn uống
gì !”
“Anh nhớ hâm lại nồi cá
nục kho nghe”
“ Vặn nhỏ lửa thôi nghe
anh “
“Nhớ rồi, vợ yêu ‘
“Bún tươi em nhờ chị Bảy
mua dùm rồi. Chiều anh đi về ngang nhà ghé lấy “
Rồi như chưa yên tâm, cô
nhắc chừng thêm:
“Anh chỉ cầnvo gạo, bấm
nút nồi cơm điện thôi. Mực nước em dặn anh rồi đó. Nhiều nước thì cơm nhão mà ít
nước coi chừng cơm sống đó anh “
Khi Loan xách túi
quần áo bước ra nhà ngoài, Đông đang ngồi trầm ngâm bên ly
trà đậm bốc khói. Anh không nhìn cô. Đôi mắt lơ đãng ngó từng
sợi khói thuốc mỏng đang uốn éo lượn lờ như không chịu chui
ra khỏi song cửa sổ. Hình như anh hơi phật ý khi nghe giọng
cô tíu tít:
"Anh à!
Thế nào em cũng ghé thăm ngôi trường cũ của mình. Em nhớ con đường
Nguyễn Hoàng, nhớ hàng Phượng trong sân trường. Chắc bây giờ thay đổi nhiều lắm,
anh ha..”
"Thời gian
mà!"
” Bao nhiêu năm anh chưa
về Phan Thiết hả anh ?”
“ Cũng khá lâu, anh không
nhớ nữa. Với lại bây giờ ngoài đó đâu còn ai.”
"
Hồi đó mình học cùng trườngmà sao em không biết anh"
" Thì em chút xíu
mà!"
Ờ phải. Thì em
chút xíu. Cô lúc nào cũng cảm thấy mình chưa đủ lớn
dù cô thật già đi bao nhiêu. Như chiếc thuyền lá ngày
qua ngày trôi bình thản trên giòng sông phẳng lặng. Như chú ốc cuộn
mình nấp trong lòng vỏ cứng cáp, mặc mưa nắng, mặc thời gian đi qua, đi qua.. Trong tình yêu đằm
thắm và dịu dàng của chồng, Loan yêu lắm không gian
bé nhỏ và ấm cúng mà họ đã san sẻ cho nhau,
bằng nghĩa tình chồng vợ, bằng hạnh phúc nên thơ, đơn giản
mà những lo toan cuộc sống, những vụn vặt đời thường đều ném
bỏ phía ngoài khung cửa gỗ, khi họ bước vào cõi bình yên riêng
tư của họ.
Vòng tay ôm cổ chồng,
Loan ghé sát mái tóc vào má anh:
"Anh ăn sáng rồi
chuẩn bị đi làm. Em ra bến xe một mình cũng được"
"Em
về đó định ở đâu ?"
"Thì.. em sẽ về phố Năm
Căn thăm họ hàng ít ngày. Sau đó, em ở lại với
dì út vài bữa".
"Em còn bạn
bè ngoài đó không?"”
Bạn bè. Hai chữ ấy chợt ngắc ngứ xốn xang. Mình xa quê quá lâu, biết bao thay đổi, bạn bè ai còn ai mất, ai đi ai ở, mình không hề biết chút gì bạn bè thưở ấy.
Bạn bè. Hai chữ ấy chợt ngắc ngứ xốn xang. Mình xa quê quá lâu, biết bao thay đổi, bạn bè ai còn ai mất, ai đi ai ở, mình không hề biết chút gì bạn bè thưở ấy.
"Ồ, có chứ. Em
..".- Cô toan nói tên người bạn gái cũ. Nhưng lại lắc đầu.. Bạn của mình cũng thuộc lớp bé xíu, chắc
gì Đông đã biết.
Mấy ngón tay Đông
lùa sâu trong tóc vợ. Gương mặt anh buồn buồn. Họ đứng với nhau rất lâu
trong không gian êm ả của buổi sáng, trong ngọn nắng lọt qua
giàn mướp, ném những sợi lung linh xô đẩy bóng lá bên thềm. Loan dựa
sát vào vai chồng. Cô hớp thật sâu hơi thở của buổi sáng, ngậm
nghe những cảm giác dịu dàng khi ngón tay Đông kéo nhẹ từng
chân tóc mỏng manh. Lòng Loan chợt bâng khuâng
khi Đông xiết chặt thân thể mềm mại của cô. Vòng tay anh ngọt mềm, ấm
áp. Hình như anh định nói điều gì. Cô ngước mắt nhìn anh chờ đợi.
Hình như không. Anh thầm thì “ Về sớm với anh. Nghe Loan...À,
anh...” Loan cười nhẹ nhàng, nhón chân hôn má chồng. Đông
có vẻ đang muốn dặn dò thêm điều gì đó nhưng bước chân
vội vã của cô đã bước qua khỏi ngạch cửa.
Chiếc xích lô vừa
trờ tới đầu ngõ...
& & &
Bến xe bây
giờ đã dời sang địa điểm mới. Khang trang,
có vẻ rộng lớn hơn. Đủ mọi loại xe lớn, nhỏ. Xe vào bến.
Xe đón khách. Hầu như mọi di chuyển đến, đi, không
theo bảng chỉ dẫn nhất định. Người qua lại vội vàng, hấp tấp. Người giành khách cãi cọ đôi co. Tiếng gọi, tiếng mời chồng chất lên
nhau như làm bứt rứt thêm bầu không khí luôn chuyển động chung quanh. Loan
không chú ý lắm đến mọi sinh hoạt diễn ra trước mắt. Nó cũng
chỉ là cảnh đời thường như những nơi
cô đã từng đi qua. Nhưng lòng cô thật bồi hồi khi nghe
lại, những âm thanh quen thuộc lao xao ... Tiếng miền Trung trong trẻo,
cao và hơi lấp nhanh, có thể lạ tai với người khác, nhưng
riêng Loan, cô như tìm thấy lại cả một khoảng trời yêu dấu cũ.
Tựa đứa con lang bạt kỳ hồ trở về mái hiên xưa.
uống ừng ực những ngụm nước mưa ngọt ngào, trong vắt. Nuốt vội nuốt
vàng, tưởng chừng những dòng nước đó không thể tìm
thấy ở một nơi chốn nào khác. Nơi chốn cô đã được sinh
ra, lớn lên và hít thở vào tận buồng phổi, bầu không
khí đậm đặc mùi cá tươi và muối mặn.
Ai đã từng đi qua, đều chung một nhận xét. Mùi mắm mặn tỏa
rộng như một khung lưới vô hình khổng lồ phủ trùm thành
phố, lan khắp trong không gian, xen kẽ đến tận những ngóc ngách lớn nhỏ.
Mùi mặn bám trên tóc, dính sát da thịt gây cảm giác ngứa ngáy,
khó chịu...Nhưng rồi người ta sẽ ghiền nó, tựa bữa cơm không thể thiếu chén nước mắm.
Sẽ nhớ nó và dù khứu giác, vị giác phong phú mức
nào, khi đi xa cũng khó tưởng tượng thật đầy đủ cái
vị vừa mặn mà vừa ngọt đậm đó...
Trưa nắng gắt..
Mồ hôi rịn lấm tấm ở đầu mũi, bết dài nơi sóng lưng. Loan hít
một hơi dài, há miệng thả cho hết cái nóng hầm hập quyện lẫn mùi mắm oi
nồng tỏa rộng trong không khí.. Đôi lúc, cô phải nhắm mắt, tránh ngọn nắng
gay gắt cuốn đám bụi khói xe phà từng đợt làm nóng ran đôi má.
Loan đếm số hành lý, túi xách mang theo và đón xích lô
về phố Năm Căn.
Người đầu tiên
mà Loan nôn nóng muốn gặp, là cô bạn học cũ.
Dù cho đến bây giờ, cô cũng chưa biết tìm
bạn ở đâu. Hơn mười mấy năm xa, hình ảnh cô bạn
gái trẻ trung, xinh xắn ngày ngày cùng Loan đến trường vẫn nằm yên
trong vùng hồi tưởng của cô.Nhớ bạn, cô nhớ cả hai vạt áo dài tươi tắn
quyện vào nhau trong mầu nắng mật ong và âm thanh tiếng guốc khua rộn rã bên vĩa
hè. Hình như khi bước vào đời sống, Loan không có được một tình
cảm nào thân thiết như cô bạn nhỏ thời thơ ấu.
Nhớ hôm tiễn cô vào Sài gòn, Miên Hạ ôm chặt lấy
Loan, khóc rưng rức như con nít. Nó vẫn đứng chôn chân khi xe
rời bến và đôi vai gầy không ngừng run theo tiếng nấc. Giọt nước mắt
tuổi nhỏ đã khô, đã trôi mịt mùng trong mảng ký ức
phủ dày lớp bụi thời gian. Những tưởng rằng sẽ tan biến, nhạt loãng
vào đời sống lãng quên. Nhưng thật ra, nó vẫn thổn thức đâu đó, mỗi khi cô bắt gặp một bóng dáng, một bờ vai, một mái tóc
hao hao giống nhỏ Miên Hạ.
Thành phố mang một
vẻ nhỏ bé gần như tội nghiệp. Cũng chừng ấy
con đường, chừng ấy những thanh sắt đường rầy xe lửa hoen rỉ chạy
dài theo lớp sỏi mấp mô. Cũng dãy nhà mái thấp....tuy thay đổi đôi
chút bộ mặt bên ngoài, nhưng hình như một phần nào, không
dấu được hết vẻ rầu rĩ, ủ dột ...tựa khuôn mặt
cô gái về chiều, lớp phấn son dù khéo léo che đậy cũng
chẳng làm bớt đi nét tàn tạ, hư hao lẫn khuất tự dưới lớp
biểu bì cằn cỗi. Những con đường ngày xưa, đi hoài chân mỏi, bây
giờ tự đầu đường đã trông cuối ngọn. Tại sao
nhỉ ? Tại mình lớn hơn, hay thành phố chợt nhỏ đi ?
Nghe nói cô bạn xưa
giờ bôn ba giữa chợ đời với mớ rau cà mắm muối...Loan không
tưởng tượng nỗi, khi gặp bạn, cảm giác của mình
như thế nào. Để đôi chân lang thang ngược
về chợ Gò, Loan nhìn ngắm thị xã, như cặp mắt của một họa
sĩ đang thưởng thức bức tranh vẽ đầy âm thanh, mầu sắc chộn rộn
trước mắt. Cô gửi từng mảng gạch cũ nứt nẻ đỏ sẫm,
bờ đường đôi chỗ lồi lõm bởi những rễ cây
già mốc đen sần sùi trồi lên mặt đất bằng chút thương yêu, gần
như âu yếm. . Đôi lúc, cô nhìn sững vạt mái ngói cong, rong rêu
phủ bám dầy từng lớp xanh thẫm, ở đó vươn lên mấy bàn tay
hình lá. Loan nhớ căn nhà xưa cũ thời thơ ấu quanh
năm thơm mùi hoa sứ.. Dưới tàng trứng cá mát rượi, chi chít
quả vỏ mỏng chín đỏ, cô và Miên Hạ dành nhau khoèo từng quả trứng
cá.Cũng dưới tàng cây rậm mát đó, những đêm trăng,hai đứa cùng nằm trên bờ xi măng
đếm sao, giành nhau gửi những ước mơ tuổi trẻ theo những vì sao xa tít tắp. Khi bước
chân bồn chồn dẫm lại dấu xưa, quá khứ ở đâu vừa
trở về gõ cửa, khẽ khàng mời gọi
mà cô thì yếu đuối, e ngại không dám hé cánh cửa
ký ức của tuổi nhỏ. Phải chăng bản
lề quá khứ đã bị thời gian gậm nhấm, phủ bụi mốc
meo... nên mỗi lần cựa mình, lồng ngực Loan lại nhói đau tưởng cùng
lúc, đón nhận một chuỗi âm thanh buồn bã,
lê thê như tiếng thở dài.
Khung cảnh quanh
chợ vẫn y hệt như trong trang sách hồi tưởng. Tựa như chưa bàn
tay nào lật qua. Và nếu có, cũng chỉ khoác thêm cho nó một lớp
sơn nhàn nhạt, dễ chịu. Con đường tráng nhựa rướn mình níu ngọn nắng
vàng hanh uể oải đợi chút gió hè. Loan đứng ở đầu
chợ. Trái tim cô muốn chuồi nhoài, ngắm cho hết, săm soi cho kỹ từng
dấu tích của thời thơ ấu.Cô thấy mình như thu bé lại, kim thời gian vụt
quay ngược, quay ngược,tiếng kim di chuyển thánh thót như tiếng chuông ngân mừng
ngày lễ hội. Trên lề đường hẹp cong queo, sin sít hàng
ngói đỏ, cột to phủ lớp vôi vàng, con bé lon ton chạy theo
mẹ trong buổi chợ chiều.
Nó nhặt đủ thứ trên đường về. Bịch
cốm ở quán chạp phô, túi nilon đậu
xanh đậu đỏ trong gánh chè đầu chợ, bánh rế vàng tươm, bánh vòng vàng rộm tẩm đường vừa đeo vừa gặm...Con bé hết
chạy rồi nhảy lò cò. Bánh, kẹo, chè…Niềm vui trẻ con hớn hở chở đầy ắp trên mỗi
bước chân.
Cô đi qua căn nhà cũ,bùi ngùi nhớ giàn hoa chuông cánh vàng leo ngang bờ tường và tha thiết muốn nhìn lại nó. Bây giờ ngườì ta dùng nó làm văn phòng hội họp , nơi cửa gắn miếng bảng thép sơn đỏ, nó xa lạ tựa người tình bội bạc quay lưng, và gương mặt nó, bây giờ lạnh lùng vô cảm như vừa phết lên một lớp sơn mới, lớp sơn như cố tình xóa sạch mọi dấu tích một thời. Trái tim cô như bị bóc rời từng mảng, từng mảng theo bước chân đi qua lặng lẽ.
Cô đi qua căn nhà cũ,bùi ngùi nhớ giàn hoa chuông cánh vàng leo ngang bờ tường và tha thiết muốn nhìn lại nó. Bây giờ ngườì ta dùng nó làm văn phòng hội họp , nơi cửa gắn miếng bảng thép sơn đỏ, nó xa lạ tựa người tình bội bạc quay lưng, và gương mặt nó, bây giờ lạnh lùng vô cảm như vừa phết lên một lớp sơn mới, lớp sơn như cố tình xóa sạch mọi dấu tích một thời. Trái tim cô như bị bóc rời từng mảng, từng mảng theo bước chân đi qua lặng lẽ.
Ôi..căn nhà của tôi. Thành
phố của tôi.
Đi rảo qua mấy hàng tạp
hóa, hàng rau Loan cố nhớ lại khuôn mặt những người quen cũ. Chịu. Quá nhiều
thay đổi trong ngần ấy năm.Người vượt biển, người đi kinh tế mới, người bỏ xứ lên
rừng. Hình như người mới đến làm cảnh chợ tiêu điều hơn hay thành phố hiền hòa
của cô chưa chịu hòa nhập vào guồng máy xã hội lạ lẫm ? và ngày nào đó, khi nó
thay đổi, nó mang một bộ mặt khác, liệu trái tim của cô có còn ngân nga những
nhịp thổn thức như bây giờ ?
Làm bộ chọn mua vài bó hành, đưa một
lượt mắt nhìn quanh, đầu chợ, cuối sạp. Loan thất vọng. Ngọn nắng gay gắt như tô
đậm thêm trên lớp da ,trên những khuôn mặt xa lạ sạm nắng
và nét mệt mỏi thấp thoáng dưới vành nón lá xùm xụp.
Sợ tiếng mời chào, Loan vượt
nhanh khỏi lồng chợ, bước qua dãy tôm cá lỏng bỏng mấy thùng sắt, thau
nhựa, tránh những vũng nước bùn đọng sền sệt mầu đen đặc quánh.
Cô ghé vào cửa hàng
tạp hóa:
"Chị làm ơn
chỉ dùm.."- Thấy người bán hàng chào đon đả, Loan nói nhanh
"Chị có biết cô Hạ bán rau không ?"
"Hạ nào
cà . Hạ lớn hay Hạ nhỏ ?"
“Dạ, Hạ…”
‘Hạ lớn tầm ngoài sáu mươi,
Hạ nhỏ..”
"Vậy là Hạ nhỏ.
Cô ấy còn trẻ mà.”
"Có phải
vợ chú Bình không ?"
Loan đáp liều :
"Dạ phải".
"Về từ sớm
rồi. Nhà cũng gần đây thôi. Cô đi một tẹo là tới"
“ Nhà dễ tìm không chị
?”
' Cứ đi hết đường, hết hẻm.
Thấy chỗ nào có nền đất trống là tới.”
Lối vào nhà bạn, Loan loáng
thoáng nhớ hình như mình đã từng đi qua. Có phải con đường tắt dẫn ra trường tiểu học ? Hai bên trồng hàng dãy hàng rào dâm bụt. Chỗ nầy, trước khi rẽ qua hẽm khác, cuối
đường có căn nhà lợp ngói cổng sắt cao, hồi xưa ,nhiều lần cô chạy trối
chết, vì con chó Berget lúc nào cũng nhe răng chực sẵn, tiếng sủa của nó mới ghê
làm sao, hàm răng nanh nhọn hoắt nhểu nhão nước miếng. Nhà cửa bây giờ, cái nọ
chèn ép cái kia. Cây cối thưa thớt như muốn giành nhau không khí để thở, không gian để sống,
không ai chịu nhường ai, nên càng vào sâu, Loan như ngộp thở. Trong cùng một lúc
đón nhận chuỗi ký ức quay trở lại, thật không thể thu nạp và mở ra cho hết những
cảm xúc bất chợt của nó.
Hết dãy hàng rào dâm bụt,
cô đi loanh quanh sâu vào phía trong. Đường đá lởm chởm. Hai bên
rào sơ sài loại dây kẽm gai, rỉ sét, thứ kẽm từ thời chiến
tranh bỏ lại. Ở đó vươn chằng chịt đám dây leo cọng
nhỏ, e ấp những nụ hoa tim tím. Ngõ hẻm chỉ vừa đủ hai người đi lọt. Loan rẽ vào
hẻm cụt. Lòng vòng thêm mấy gian nhà nằm sâu trong hốc, cô băng tắt
qua một nền đất trống.
Đây rồi. Tần ngần đứng trước khuôn thềm lồi
lõm đá vụn, cô ngơ ngẩn nhìn quanh. Gọi
là nhà -nơi ở - cho đúng nghĩa, thật ra, nó
chỉ là một cái chòi đắp bằng gỗ tạp. Mặt tiền ghép sơ sài
những mảnh tôn vụn cũ tróc đổi màu, chắp vá nham nhở che
tạm nắng mưa. Có chỗ nắn không đều, hở toang hoác, phải bồi thêm
mấy miếng áo mưa xỉn màu đất. Bề ngang
nhà có lẽ khoảng hai, ba thước. Bậc thềm đắp lớp đất
sét vụng về, phần trong nhẵn thín, chứng tỏ được chiếu cố làm
chỗ ngồi khá lâu ngày. Loan mong thầm đây không phải là nơi
cư ngụ của bạn mình. Có thể họ đã lầm lẫn tên một
người nào đó. Ý nghĩ đến không đúng chỗ làm cô thấy
nhẹ nhõm. Loan quày quả định bước lui. Bỗng, một tiếng gọi giật
phía sau lưng :
"Cô ơi. Tìm
mẹ cháu à cô ?"
Một đứa bé gái
khoảng 9, 10 tuổi chạy a tới nắm tay Loan. Mồ hôi bê bết, mặt
mũi đỏ gay. Nó liến thoắng :
"Cô mang tiền
Mỹ đến cho mẹ cháu hả cô ?"
"Cháu biết nhà cô
Hạ không ?"
"Mẹ cháu đó mà.
Cô ơi, cô đem cho mẹ bao nhiêu tiền ? Tiền
Mỹ có giá hơn, tiền Việt Nam đổi lỗ lắm "
Loan lắc đầu. Không
biết phải trả lời con bé ra sao. Chẳng lẽ con bé ốm nhom nầy,
mới nứt mắt đã nói chuyện tiền bạc vanh vách là con của Miên
Hạ ? Nhưng, cô chưa kịp tiếp có phản ứng thì từ trong
nhà, một người đàn bà tất tả chạy ra. Chân đất, quần ống
cao ống thấp xén lộ hai bắp chuối to, tay lăm lăm cầm chiếc chổi lông
gà. Bà ta dứ về phía con bé, nhịp nhịp cán chổi :
"Nè con
quỉ nhỏ. Mày có chịu về nhà rửa mặt mũi ăn cơm không
?"
"Má
lớn ơi" -Con bé nắm chặt vạt áo Loan, chạy vòng quanh, mồm
la chí chóe - “Cô nầy hỏi má nè"
Nhìn trân trân
người đàn bà. Loan thở phào. Không. Không phải Miên Hạ. Cặp mắt. Sóng
mũi. Làn da. Không. Ngày xưa bạn cô xinh lắm. Phải nói là nổi bật
trong nhóm bạn cùng tuổi. Ngay cả khi cô không có được một mảnh tình nào để làm
dáng thì trong cặp sách của Miên Hạ, thơ tình nhiều hơn bài học. Thời gian có thể làm Miên Hạ già theo tuổi
tác, nhưng nét đẹp thanh tú nơi người phụ nữ đâu
dễ dàng biến mất một cách tàn nhẫn như vậy. Cô nghe chừng giọng
nói mình nhẹ hẳn như vừa tống khỏi cục đờm oái oăm vướng cổ:
"Chị làm ơn chỉ dùm nhà cô Hạ."
"Thì nhà nầy
nè.".
"Chị là..."
"Tôi tên
Hạ nè. Chị tìm tui có chuyện gì ?"
Có
lẽ mình đã tìm lầm nhà. Hoặc nhầm lẫn tên đường hay khu
phố nào đó cũng nên. Loan trả lời theo phép lịch sự :
"Tôi muốn tìm
nhà cô Miên Hạ, hồi trước nhà có sạp vải ở chợ"
"Nó là em
tui đó. Nó ở với tui mà. Cái sạp vải bị tụi nó lấy hồi mất nước
rồi. Má tui cũng vì nó mà chết vì tiếc của. Chị vô nhà chơi chờ chút.”
Loan ngơ ngẩn theo
chân người đàn bà. Gian trong cũng tiều tụy như mặt tiền. Diện tích
sâu và ngang gần giống một cái hộp hình vuông bị móp dẹp hai cạnh phía
trong. Chung quanh ghép ván ép. Để che mấy khe hở, tường được dán chồng chéo hình
tranh truyện ‘ Quan Âm thị Kính, Phạm Công Cúc Hoa “ loại giấy bản mầu vàng mã,
lộm cộm lớp cơm khô. Có chỗ dán chêm hình tài tử Hồng Kông, ăn
mặc đủ mầu sắc, đứng ngồi kiểu cách. Lặng lẽ án ngữ, một
chiếc tủ thờ bằng gỗ thông cao ngang đầu người , được
kê ngăn khoảng hai phần ba lối đi vào gian trong.. Trên mặt tủ, xen
kẽ nải chuối sứ còn xanh, mấy quả mận đỏ nằm
chơ vơ khô cuống. Ở giữa có thờ một khung hình,
khuôn mặt người đàn ông hơi tối, lại thụt vào bên trong nên Loan cũng
không đoán được già hay trẻ.
Người đàn bà ghé
mông trên chiếc chõng tre duy nhất trong nhà, mời Loan ngồi ở chiếc
ghế đẩu nhỏ, loại ghế thường bày nơi các quán cóc vĩa hè,
giọng đon đả :
"Cô ra chuyển tiền
hả ?"
Loan trả lời
dè dặt, sợ làm buồn lòng chủ nhà :
"Không. Tôi tiện
về quê ghé thăm thôi".
"Không
sao đâu. Tôi hỏi vậy thôi, có gì mà cô phải ngại.
Thiệt tình, nói cho cô thông cảm, nó có tiền tui cũng mừng cho
nó. Lại nữa, nó đang thiếu nợ tui mà, nếu không
có tiền ở bển gửi về giúp đỡ, làm sao
nó trả cho tui được ".
Bà ta chồm qua vai Loan
hỏi dồn dập :
"Họ cho
nó bao nhiêu ?"
"Thì
tôi đã.."
‘Mới đây em chồng nó viết thơ về, hứa cho nó ba trăm đô, còn biểu
sửa sang lại nhà cửa. Cho có ba trăm đô mà đòi sửa
nhà, họ đi ngoại quốc lâu quá nên quên hết tiền bạc ở đây
rồi. Hai cây vàng cũng chưa đủ thiếu gì nói chi đến ba
trăm. Em chồng nó, hồi xưa học dốt lắm, không biết qua bển mày mò làm sao
mà nghe nói bây giờ bằng cấp lớn bộn, cái
gì mà kỹ sư hay mát- mát- gì-tờ đó. Tui hổng hiểu.
Cô coi. Lương một tuần ngót ngàn đô, một tháng kiếm gần bốn ngàn khỏe
re mà cả năm trời cho được có ba trăm đô. Bữa
giờ nó chờ tiền để trả nợ cho
tui đó."
Tai Loan lùng bùng,
ù đặc những lời than vãn, trách móc của người đàn bà. Cô có cảm
giác chính mình cũng là người có lỗi, sống chỉ cách bạn hơn hai trăm
cây số đường mà hoàn toàn không biết gì về cuộc sống của bạn, dù chỉ đơn thuần
lời thăm hỏi. Tội nghiệp Miên Hạ. Sao cuộc đời bạn tôi lại khốn khổ đến dường ấy. Ngày xưa, có ai biết
trước đến từng chặng đường nầy, khi mỗi người chia tay bước vào những
nhánh đời khác biệt, Miên Hạ đã va vập một khúc gập ghềnh khắc
nghiệt để té lên té xuống trầy sướt chân tay. Cô bạn
ngày xưa hay khóc, hay mũi lòng, không biết đã trải qua bao nhiêu
trận mưa nước mắt dập vùi, điên đảo. Loan muốn bịt chặt tai,
muốn điếc. Ôi, giá như lúc nầy mình không phải nghe những lời ỉ ôi quái
ác từ khuôn miệng kia cứ luồn từng chập gậm nhấm trái tim đau của mình.
"Chồng nó chết
cách đây hơn sáu năm rồi. Còn trẻ mà góa chồng mới tội chớ.
Thằng chồng nó bị ung thư bao tử. Bịnh kéo dài mấy năm trời
mà đâu chịu chết liền. Hành con vợ cơm bưng nước rót, tiền con em chồng
rót về bao nhiêu cũng chạy vô cái bịnh của thằng báo vợ đó.
Nó đổ nợ cũng cái tội lo tìm thầy chữa bệnh cho chồng nó.
Mà tui đã nói trước rồi, ung thư đâu khác gì bịnh Sida, làm sao
chữa khỏi. Tội nghiệp nó, tay dắt tay ôm hai đứa con dại, tui
mà không thương tình mang mấy mẹ con về đây, chắc giờ nầy
cũng chết khô ở vùng kinh tế mới rồi."
“ Miên Hạ ơi.”
Giòng nước mắt ở đâu chảy thầm lặng lẽ ray rứt trong Loan.Sao mình
lại có thể vô tâm hời hợt đến vậy ? Cô nhớ, hình như có lần, nghe loáng
thoáng từ ai đó, tình cảnh đáng thương của bạn. Họ kể, thêm
mắm thêm muối nên Loan cũng không tiện hỏi. Thật tình lúc ấy, cảnh đời ai
cũng khổ. Cô cũng bon chen buôn bán chợ trời, cũng nách con thơ, nhưng cô cố bám thành phố, sống đắp đỗi qua ngày, may mắn mua được thùng thuốc tây qua đường
gửi quà cho thân nhân cũng để dành được đôi chút. Nhờ đó, cô sống sót qua thời
kỳ khốn khó, Đôi lần, cô định viết thư thăm bạn, nhưng cuộc
sống hấp tấp ở thành phố và công việc bận
rộn đã vô tình xếp tên cô bạn ngày xưa vào tờ lịch cũ
lãng quên.
Ngoài thềm, nhấp
nhô vạt nắng trưa xiên dài trên lớp xi-măng loang lỗ. Sợi nắng mỏng
như bâng khuâng, háo hức đuổi bóng lá theo
gió đẩy đưa. Cô biết không phải cảnh vật bên ngoài bồn chồn
mà lúc nầy, chính lòng cô thật tha thiết muốn gặp bạn. Mình
sẽ làm gì khi gặp Miên Hạ đây ? Có lẽ mình sẽ ôm lấy
nó, ôm thật chặt như ngày xưa hai đứa cùng chở nhau trên
chiếc xe đạp, vòng tay mình thường bấu hông nó và cười khanh
khách mỗi khi xe sụp ổ gà. Tiếng cười hồn nhiên tuổi
nhỏ chợt réo gọi ngân nga, vọng xoáy trong lòng Loan cả một
chuỗi kỷ niệm buồn vui. Nó có còn hay khóc như ngày
xưa không ? Có lẽ mình sẽ...
Vụt... Từ ngoài
cửa...Xuất hiện một thằng nhỏ khoảng chừng 13, 14 tuổi. Cái trớn chạy lấc
cấc suýt đâm sầm vào Loan, may mà cô vội nhích người.
Nó giương mắt ngó Loan, chẳng nói chẳng rằng. Trên ngón tay
xanh ốm đất bám đầy móng, ve vẩy cái cần câu với đầu sợi
cước còn móc tòn ten con giun đất. Nó ném bịch ni- lông, lèo tèo mấy
chú cá bóng nhỏ, vảy bạc, nằm thoi thóp thở. Gương mặt thằng
bé trông cũng khá sáng sủa, nhưng đầu tóc
bù xù thêm ánh mắt già dặn khôn trước tuổi gây cho
Loan một cảm giác ngạc nhiên lẫn ngại ngùng.
Người đàn bà
chửi đổng :
'Thằng ôn hoàng
dịch lệ. Đi từ sáng tới giờ mà chỉ túm mấy nhúm tép
còi. Mày chết dấm dúi ở xó nào bây giờ mới chịu vác xác
về ?'
'Tui câu được
mớ cá lớn, bán rồi.'
'Bao nhiêu ?'
'Năm ngàn.' – Nó móc
giấy tiền vo cục trong túi, lè lưỡi liếm nước miếng thấm đầu ngón
tay, đếm lại –' Tui còn hơn bốn ngàn nè, tiền kia tui đánh
bài thua rồi.'
Người đàn bà
lẹ làng cầm tiền, vừa nhét vào cạp quần vừa chửi :
'Trời ơi, dịch vật
mày nghen đồ quỉ, mới nứt mắt đã bài bạc rồi'.
'Có ăn có thua mà,
mấy bữa trước tui chơi “tiến lên“ ăn mấy ngàn, sao bà không giỏi
chửi đi?'
'Để con gái
mẹ mày về đây, nó giần mày một trận cho mày chừa thói
trả treo với tao.'
Người đàn bà nói
với Loan :
'Đó, hai đứa
nhỏ nầy là con của nó đó'
Loan nhìn thằng
bé bằng cặp mắt nửa ái ngại, nửa thương cảm. Có một nét
gì đó trên khuôn mặt của nó, tia mắt buồn, hay vành môi hơi cong kéo
dài ở khóe miệng ,mơ hồ giống một người
quen nào mà Loan không thể nhớ được chính xác vào lúc nầy.
Cô thở dài. Nơi chốn bạn ở, sự túng thiếu, lam lũ của
những đứa bé là câu trả lời rõ ràng nhất mà Loan
cũng chẳng muốn nghe hoặc hỏi han gì thêm. Bao mong mỏi, hồi hộp gặp lại
Miên Hạ hầu như mất dần theo phút giây chờ đợi. Gặp
nhau để làm gì, Thăm hỏi. Chúc tụng. Mừng mày sắp được đi
Mỹ. Rồi sao nữa ? Hay chỉ vạch thêm giữa đôi bạn đường ranh xa
cách, mặc cảm ? Cuộc sống trước mắt của Miên Hạ cần nhiều điều thực
tế hơn những lời thăm hỏi xã giao, hời hợt, mà bản thân Loan
cũng chẳng thể giúp bạn khá hơn. Đâu khác chi
như muối bỏ biển. Nhưng dù sao... Hạ nghĩ đến
số tiền mang theo và cúi nhìn chiếc nhẫn vàng tây. Mình phải
nói thế nào cho nó nhận mà không xúc phạm đến lòng tự ái
của nó đây.
Cô mệt mỏi. Muốn
bỏ về.
Người đàn bà có
vẻ nóng ruột khi thấy Loan nhấp nhỏm :
"Cô đợi
chút đi. Chắc nó cũng sắp về rồi. Nó đi đón mua
rau ở bến xe, ngày nào cũng tất tả như vậy
mà đâu đủ thiếu gì. Cực lắm cô ơi."
Thằng nhỏ khi nãy
từ trong nhà bước ra. Vẫn chiếc quần xà lỏn sũng nước
như lúc mới về, lai quần dính sát đùi, lộ hai cẳng
chân đen đủi, ốm nhom. Nó vừa đi vừa nhảy
lò cò . Qua khỏi chỗ Loan ngồi, nó nhổ toẹt bãi nước
bọt xuống nền đất, ngón chân cái dí dí chùm nhớt đầy dãi,
còn một ít nước miếng dính theo mép, nó quẹt lẹ rồi chùi vào
bâu áo. Nó hét to vào tai người đàn bà :
"Tui đi đá banh đây.
Hễ cơm chín kêu tui dìa".
Nhìn theo thằng
nhỏ nhảy thót ra đường, người đàn bà tiếp tục kể lể :
"Ngó nó vậy
mà cũng tội nghiệp lắm, cô à. Biểu đi học, nó khóc
, đòi ở nhà đi lượm ve chai kiếm tiền phụ má. Tội
chưa. Ai nói con nít không biết gì. Chỉ đáng nguyền rủa là cái thằng
cha khốn nạn của nó"
“ Sao lại nguyền rủa
người đã chết “ Loan cảm thấy ái ngại và bất nhẫn
cho kẻ đang được thờ phượng trên đầu tủ kia.
Người chết đâu có tội tình gì. Và chắc hẳn không ai
muốn vậy. Có khi linh hồn của kẻ bạc phước cũng không thể siêu
thoát hoặc giả vẫn còn nấn ná, vất vưởng đâu đó để mong
chia xẻ cùng vợ con trong chỗ dung thân không đủ che
mưa đụt nắng.
Thấy gương mặt Loan hơi
phật ý, người đàn bà giải thích :
"Con em tui ngu
lắm. Nếu nó chịu nói rõ sự thật thằng Chí là con của
Họ, chắc Họ không để nó ra nông nỗi như vậy.
Ai đời, khi nó có thai, Họ đã dông về Sài Gòn,
học hành lên chức ông nầy bà nọ. Rồi Họ cưới vợ đẹp, nghe
nói bây giờ Họ dư của ăn của để, vậy mà cái con
ngu kia, không dám mở miệng nói cho Họ biết tình cảnh bi đát của
nó. Trời ơi, cô biết không. Hồi cái bụng sình lên chang bang, nó phải
bỏ xứ đi, chịu gì nỗi mồm miệng độc địa của lối
xóm. Ông bà già tui khóc hết nước mắt vì nó, năn
nỉ hết lời, tía tui đòi xách súng bắn cái thằng
sở khanh đó mà nó đâu có hé răng..."
Loan ngơ ngẩn :
"Vậy
người đã chết..".
"Chồng
nó đó mà. Con nhỏ hồi nãy là con chồng sau."
"Còn chồng trước
?"
"Chồng con gì.
Tui đã kể nãy giờ. Nó chửa hoang, cô hiểu chưa ? Ông
già tui dần cho một trận thừa sống thiếu chết mà nó đâu có chịu khai.
Nhưng tui biết . Tui thấy hình thằng đó trong quyển nhật ký,
nó viết rành rành mà, còn than thở ỉ ôi như con
khùng."
"Rồi...'
Nói nào ngay, thằng Bình chồng nó cũng tội nghiệp lắm. Nó thương con em tui từ hồi còn đi học lận kìa. Bữa nó đi lính về phép, thấy ông già chửi mắng đòi cạo đầu đuổi ra khỏi nhà, nó nhận là con nó, rồi làm đám cưới đàng hoàng. Cưới xong, con nhỏ ở nhà làm dâu, được cái nhà chồng nó cũng tử tế. thằng chồng nó bị thương , giải ngũ, hai đứa nó làm ăn cũng khá, mở tiệm buôn bán vật liệu trước nhà, đùng một cái, thằng kia bịnh..nhà chồng nó bị tịch thu của cải, mẹ chồng nó bể hụi ở tù, nếu thằng chồng nó còn sống chắc nó không khổ đến giờ. Còn cái thằng ba thằng Chí..”
Nói nào ngay, thằng Bình chồng nó cũng tội nghiệp lắm. Nó thương con em tui từ hồi còn đi học lận kìa. Bữa nó đi lính về phép, thấy ông già chửi mắng đòi cạo đầu đuổi ra khỏi nhà, nó nhận là con nó, rồi làm đám cưới đàng hoàng. Cưới xong, con nhỏ ở nhà làm dâu, được cái nhà chồng nó cũng tử tế. thằng chồng nó bị thương , giải ngũ, hai đứa nó làm ăn cũng khá, mở tiệm buôn bán vật liệu trước nhà, đùng một cái, thằng kia bịnh..nhà chồng nó bị tịch thu của cải, mẹ chồng nó bể hụi ở tù, nếu thằng chồng nó còn sống chắc nó không khổ đến giờ. Còn cái thằng ba thằng Chí..”
Loan bơi ngược
về vùng ký ức mù mờ, mày mò lục tìm trong
quá khứ... Những khuôn mặt bạn bè, mối quan hệ giữa Miên
Hạ với một vài người bạn trai đã từng theo đuổi thời
còn đi học. Cô lắc đầu . Chịu. Không thể tưởng
tượng được có một tên sở khanh nào đó trong danh sách
bạn cũ.. Miên Hạ yêu ai. Lấy ai. Một người đàn ông
lạ mặt mà mình chưa hề gặp ? Nhưng dù sao, đối
xử với bạn cô một cách nhẫn tâm như vậy, thật
quá sức tưởng tượng... Ồ. Theo lời kể. Cha đứa nhỏ còn sống
kia mà, sao Miên Hạ có thể khờ dại và nông
nổi đến vậy ?
“Tui khuyên nó đi
tìm cái thằng khốn nạn kia, cho thằng Chí có cha có con, may
ra đời nó bớt khổ, mà nó đâu có chịu nghe. Không hiểu con
em tui nó ăn trúng bả gì mà ngu giàn trời. Nó nói.
Ngày xưa Họ đã không biết, đã bỏ nó thì bây
giờ giàu có như vậy chắc gì Họ dám nhận.”
Nước mắt lẩn
nấp đâu đó chực trào vòng quanh, mấp mé rơi theo sóng mũi. Loan thương bạn muốn khóc. Cô thèm khóc thành tiếng,
thèm chia xẻ với bạn những cay đắng mà bao
lâu nay, Miên Hạ đã ngậm kín chôn dấu trong tận cùng của ngăn kéo cô đơn và
tuyệt vọng. Một mình, lăn lộn giữa miệng đời với
quá khứ vượt sức chịu đựng của người bình thường. Một mình.
Tai ương. Bất trắc... Miên Hạ. Giấc ngủ mùa hè. Đáng
lẽ cuộc đời của bạn cũng phải bình yên như tên gọi.
Bình yên như ngọn nắng cuộn mình ngủ êm ả trong chiếc nôi
mùa hè thần tiên... Vậy mà... Một giọt nước mắt nóng lăn nhẹ trên gò má của
Loan. Để mặc giòng lệ chảy, cô nghe nỗi buồn lớn dần,
lan rộng bàng hoàng đến tận nghìn chân tóc. Miên Hạ. Chẳng
lẽ cuối đời bạn mãi mãi dừng ở đó. Không tương lai. Không
lối thoát.
Loan nhìn đồng hồ.
Có lẽ mình phải về. Cô định bụng cố sắp xếp mọi công chuyện
trong thời gian ngắn nhất. Những ngày còn lại, cô sẽ chỉ dành
riêng cho Miên Hạ.
Nhẹ nhõm với ý
nghĩ được thoải mái tâm sự với bạn trong mấy ngày tới, cô đứng
lên, chào từ giã và nhờ nhắn Miên Hạ đợi cô.
Người đàn bà ân cần :
"Cô
về đây ở đâu ?"
" Nhà chồng
tôi ở phố Năm căn."
"Phố Năm căn
?"- Người đàn bà ré thất thanh. Âm thanh khiếp đảm của
người đang mang vết thương bị sưng tấy lâu ngày,
mưng mủ
mà ai đó quái ác cố tình dẫm phải.
“Cô có biết
thằng Đông, hồi trước nhà nó cũng miệt phố Năm căn, học nước
ngoài rồi về Sài gòn làm kỹ sư, nghe nói con vợ nó là dân mánh mung buôn lậu
thuốc tây, thằng đó bây giờ giàu có lắm.”
Loan đứng sững. Mắt
mở banh. Những tia gân máu sợ hãi lớn dần theo đôi đồng tử sửng sốt.
Cô cố mím chặt môi để khỏi bật lên tiếng kêu. Cái gì đây? Bà
ta định nói điều gì đây ? Tại sao lại hỏi về Anh lúc nầy ? Một linh cảm mơ hồ
chợt rực lóe, xuyên lủng qua mảng đầu óc , lúc nầy như vừa tỉnh
cơn u muội..
‘Tui thúc nó vô kiếm thằng kia, cho cha con nó nhận nhau mà đời thằng Chí cũng đỡ khổ. Cô gặp nó, khuyên nó dùm. Trời ơi, không biết nó ăn cái giống gì mà bao nhiêu cái ngu nó ôm hết.”
‘Tui thúc nó vô kiếm thằng kia, cho cha con nó nhận nhau mà đời thằng Chí cũng đỡ khổ. Cô gặp nó, khuyên nó dùm. Trời ơi, không biết nó ăn cái giống gì mà bao nhiêu cái ngu nó ôm hết.”
Thằng bé...đôi mắt buồn
buồn, khóe môi nhỏ hơi cong giống.. ...Không... Đừng...Đừng...
Cô tối tăm mặt mũi. Cơn
nghẹn ngào ở đâu chắn ngực làm cô muốn buồn nôn. Những ngón tay bấu
chặt đau đớn, tưởng chừng máu đang đổ dồn
cục căng cứng, từ mầu trắng xanh chuyển dần tím thẫm. Cô nghĩ rằng.
Ngay khắc nầy, chỉ cần một cái đẩy nhẹ, cô có thể mềm
nhũn, tan biến.
Bất cứ lúc nào.
Người đàn bà vẫn khẽ khàng đâm
vào tai cô những nhát dao nhọn...Ngoáy sâu. Ngoáy mạnh.
Một đường dao ngọt.
“Cái thằng
trời đánh kia...là cha của thằng Chí đó...”Bạn mình.Với những người viết văn, truyện chỉ là hư cấu. Cảm xúc, như gia vị làm món ăn thêm hấp dẫn, lạ miệng. Câu chuyện về Miên Hạ, mình viết, bắt đầu từ một giấc mơ, như giấc mơ phần đầu của nhân vật Loan..Mình có té ngã thật, ở cầu thang trường học cũ, mình có thấy cô bạn ngày xưa vôi vàng níu áo mình, và hai đứa cùng cười. Mình mang tiếng cười trong trẻo đó vào câu chuyện..Chỉ vậy thôi. Nhưng rồi, có ngày bạn nói.' Hình như truyện mình viết về cô bạn cũ, cùng học chung trường." Mình hồ nghi quá, và đọc đi đọc lại, không biết giữa nhân vật Loan và bạn mình, cuộc đời họ giống nhau chỗ nào. Ở khu chợ cũ chăng ? Ở trùng lập đời sống? Nhưng mình thật sự không biết gì về cuộc đời cô bạn ấy, và hơn nửa đời người vẫn chưa gặp lại nhau..Mình, sau đó, sửa lại một số chi tiết, và mình nghĩ, sẽ giữ Miên Hạ làm một góc riêng tư cho mình, đơn giản, mình yêu lắm con đường phố cũ, những mái tường ngói xanh rêu, những con đường, hình như mỗi ngày nhỏ đi nhưng lại mang trong lòng mình nỗi nhớ vô cùng xốn xang. Bởi thành phố đó, vẫn luôn nằm ấm áp trong trái tim mình như người tình một thời yêu dấu mà mình hoài khát khao..
No comments:
Post a Comment