Saturday, January 30, 2016
Slidell.
Thành phố. Nơi tôi dừng lại.
Sau khi kết thúc cuộc nội chiến 1868, George Ingram thành lập "Công ty đường sắt Mandeville và Sulphur Spring"
Năm 1870, công ty đổi tên " New Orleans & Công ty đường sắt Đông bắc "lên kế hoạch một tuyến đường sắt mời giữa NO và Meridian. MS
Năm 1880: Bắt đầu một đoạn đường sắt 22 dặm qua hồ Pontchartrain.
1881:Hoàn thành đường sắt qua hồ Pontchatrain- Mandeville. Cùng lúc, đi qua những vùng đất rộng lớn, qua sông Pearl và vùng phụ cận.
Sự hình thành những tuyến đường sắt kéo theo nhiều công ăn việc làm và cũng hình thành những khu định cư trong đất liền, đa số chạy dọc theo tuyến đường sắt như Landing Robert trên bờ Bayou Bonfouca. Những khu phà lớn được đặt ngay phía sau nhà ga và ở đó, họ nhập khẩu gỗ xẻ, gia súc, hàng hóa...
Landing Robert trở thành địa điểm trụ sở chính đường sắt..Những doanh nghiệp, cửa hàng buôn bán thực phẩm, áo quần, vật dụng mọc lên để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân địa phương và bắt đầu hình thành trị trấn Slidell. Kinh tế địa phương bắt đầu phát triển .
Các vùng đất rộng lớn bấy giờ thuộc quyền sở hữu của gia đình Guzman& Robert.Họ làm chủ những cơ sở thương mại, tàu thuyền, đất đai, cơ xưởng.Họ bán cho chính phủ nhiều vùng đất rộng lớn, nhờ đó, các thị trấn xung quanh phát triển,và tên gọi bây giờ là Olde Towne
Một trong những ngươì đến Slidell sớm nhất là Fritz Salmen ( 1884) Nhờ cần cù, thông mình, ông cùng gia dinh đã đem những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào kinh doanh như đốn gỗ, đóng tàu, sản xuất gạch...Xưởng cưa Salmen đầu tiên ( 1890) hoạt động từ NO , Slidell qua tận miền Trung và Nam nước Mỹ.
Hình thành thị trấn, đầu tiên các quán rượu, motel mọc lên chạy dài theo đường sắt ( đường Front Street bây giờ ) giống như những vùng viễn tây, các Birdcage Saloon, cửa hàng, tiệm tạp hóa, giặt ủi là di sản hiện nay của Slidell.
1900; Theo thống kê, lúc ấy Slidell, tức Olde Towne có 6 nhà thờ, 3 trường học, 2 xưởng cưa, 5 xe mui kín, 6 cửa hàng, 2 bickyards, 3 cửa hàng cắt tóc..
Những mốc thời gian đáng ghi nhớ:
15.10.1883: Chuyến tàu đầu tiên từ meridian đến NO.
18.11.1883 : Chuyến tàu chở khách đầu tiên từ NO đến Cincinnati.
John Slidell. Ông là một trong những người ủng hộ tài chính , một cổ đông của hạt NO và Đông Bắc Railroad. Là thành viên của House Louisiana, US District Attorney ( 1829- 1833), đại biểu Quốc Hội Hoa Kỳ ( 1843-1845), Thương Nghị sĩ HK ( 1853-1861)
Ông đã gắn bó với Slidell và góp phần xây dựng thành phố ngày một phát triển theo nhu cầu đời sống.
Để tri ân sự đóng góp đó, thành phố được đặt tên của ông ( 1888)
Trạm kho cũ, một trong những địa danh chính hiện nay vẫn còn xử dụng, trở thành nhà hàng đổi tên " The times bar& grill", ở đây họ bán Hamburger, Chicken Sandwich, Po'Boy...
Tại lối chính cạnh đường xe lửa, người ta xây một tượng đài với 8 lá cờ luôn phất phới, tượng trưng cho các giai đoạn thuộc địa ( 1699) và những thăng trầm lịch sử gắn liền với sự hình thành của thị trấn Slidell.
vào thị trấn slidell. một tấm bảng khiêm nhường luôn chào đón bạn " The City of Camellia" ( Thành phố của hoa Hải đường.)
Phố nhỏ, nơi tôi.
Gần hai mươi năm tôi về đây. Thành phố lúc đó ít xe cộ , dân cư thưa thớt. Trước đó, tôi không biết, dù chỉ một chút , về thành phố nấy, Hoàn toàn không. Chỉ một vài lần trên đường xuyên bang, khi bắt đầu vào địa phận thành phố, lá cờ Mỹ bay phần phật trong gió. lá cờ rất lớn, và hầu như lúc nào cũng mới. Thỉnh thoảng, nhìn lá cờ rủ xuống một nửa, biết rằng có ai đó vừa qua đời.
Slidell là một thành phố nhỏ yên tỉnh, hầu như ít tội phạm, và cảnh sát Slidell thật tuyệt vời. Chỉ cần bấm phone, họ xuất hiện ngay sau một hoặc hai phút, như họ đâu sẵn đó để bảo vệ an toàn cho người dân.
Sau Katrina, dân số tăng nhiều lần hơn, chợ búa, đường xá mở rộng hơn,Dù Slidell cũng chỉ có ba exit chính nằm trên đường xuyên bang nhưng đất đai cũng còn nhiều và người ta mở thêm những khu thương mại mới, kéo theo nhiều khách từ các thành phố lân cận.
Người ta thích lập nghiệp ở đây vì hơn hết, trường học tốt, đời sống bình yên.
Nên đi đâu xa nhà, vài ngày là tôi nhớ..
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment